Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu,ảithưởngsảnphẩmcôngnghệsốLantỏamạnhmẽtinhthầtỉ số của barcelona sáng tạo
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa tổ chức họp báo về Lễ Công bố và trao Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 là một hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Họp báo Lễ Công bố và trao Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt |
Đây là Giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam.
Đây là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại lễ công bố, ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được 239 hồ sơ đăng ký dự thi trực tuyến ở tất cả các hạng mục giải thưởng. Các sản phẩm dự thi rất đa dạng, từ phần mềm, phần cứng đến giải pháp với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sản phẩm công nghệ Việt sẽ đi ra toàn cầu
Theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tuy lần đầu được tổ chức nhưng đã rất thành công.
Theo đó, các sản phẩm tham dự giải thưởng lần này đa dạng ở nhiều lĩnh vực mà Nhà nước đang ưu tiên, khuyến khích như y tế, giáo dục. Giải thưởng cũng có sự tham gia của cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" 2020. Ảnh: Trọng Đạt |
Nhiều sản phẩm tại cuộc thi ứng dụng mạnh các công nghệ mới như AI, Blockchain, thực tại ảo, thực tại tăng cường… qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy người Việt Nam làm chủ nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số của Việt Nam.
Chia sẻ thêm về khả năng ra quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng, điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi nhiều doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT,... đều đã thành công trong việc đưa sản phẩm của mình ra các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng có những start-up dự thi với sản phẩm vô cùng triển vọng.
Tuy vậy, điều quan trọng mà Ban tổ chức nhận thức thông qua Giải thưởng lần này là sự tự tin, dấn thân và khát vọng của các doanh nghiệp. Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietmam sẽ động viên và khích lệ các doanh nghiệp có khát vọng như thế.
Lễ Công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 sẽ được tổ chức vào ngày 23/12 trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam năm 2020.
Trọng Đạt
58 đơn vị, doanh nghiệp giành giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020
Trong năm thứ ba được tổ chức, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam sẽ được trao cho các giải pháp công nghệ số xuất sắc của 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và 31 đơn vị là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu.