Tại phiên chất vấn về nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực TT&TT vào sáng 4/11,ìsaokẻlừađảoquađiệnthoạibiếtchínhxáctêntuổibịhạkèo banh một trong những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm là tình trạng lừa đảo qua điện thoại ngày càng gia tăng.
Theo đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang), gần đây nhiều người dân nhận được các cuộc gọi giả mạo, thông báo về việc vi phạm pháp luật. Kẻ lừa đảo yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển khoản nộp phạt, nếu không sẽ chuyển cơ quan điều tra, khởi tố.
Đại biểu Trình Lam Sinh đặt vấn đề tại sao kẻ lừa đảo lại biết chính xác tên tuổi, địa chỉ, nơi làm việc của người bị hại? Trong khi đó, trên chợ đen, theo báo cáo của Bộ Công an, có khoảng 1.300GB dữ liệu của người Việt đang bị rao bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất là nguyên nhân kỹ thuật khi một số tổ chức, doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân chưa đảm bảo an toàn và bị hacker tấn công, đánh cắp dữ liệu. Thứ hai là người dân thường có tâm lý dễ dãi khi cung cấp thông tin, chưa coi thông tin là tài sản cá nhân để tự bảo vệ. Một số doanh nghiệp quản lý nội bộ kém dẫn đến tình trạng nhân viên lấy thông tin bán ra ngoài.
Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ TT&TT đã ban hành bộ cẩm nang về ATTT, trong đó có nội dung về cách thức giúp người dân bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT có một địa chỉ trang web để thu thập thông tin về lộ lọt dữ liệu cá nhân.
Bộ cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về lộ lọt thông tin thông qua các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Cơ sở dữ liệu này hiện chứa 120 triệu thực thể thông tin có thể bị lộ lọt của người dùng Việt Nam. Người dân có thể chủ động tra cứu để biết xem thông tin của mình có bị lộ lọt hay không. Có khoảng 1 triệu người đã truy cập và địa chỉ này.
Bộ TT&TT đã yêu cầu các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, khi muốn tiếp cận với người dân, khách hàng cần làm việc với nhà mạng để hiện tên chứ không hiện số điện thoại. Điều này giúp người dân dễ phân biệt giữa cuộc gọi của một tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm và cuộc gọi của những kẻ lừa đảo.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an để điều tra, xử lý một số vụ mua bán thông tin cá nhân nhằm mục đích răn đe. Tuy vậy, cần tăng cường truyền thông về dữ liệu cá nhân để người dân và doanh nghiệp biết và tự bảo vệ tài sản của mình.
Trọng Đạt
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)