设为首页 - 加入收藏  
您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Nhà báo Thu Hà: “Tôi từng điên loạn khi con cứ còi cọc mãi…”_keobongda 正文

Nhà báo Thu Hà: “Tôi từng điên loạn khi con cứ còi cọc mãi…”_keobongda

来源:Fabet编辑:Nhận Định Bóng Đá时间:2025-01-10 23:45:30

-Từng trải qua những ngày tháng giông bão trong sự nghiệp chăm sóc con cái và gia đình, nhà báo Thu Hà (Mẹ Xu Sim) nhận ra rằng, điều con trẻ cần không quá cao xa, mà chỉ là bình yên trong tình yêu của mẹ.

Hơn 10 năm nuôi con còi cọc, cùng với những khó khăn của một người mẹ một mình nuôi hai con giữa Sài Gòn, hẳn là khoảng thời gian đó đối với chị không khác gì một “cuộc chiến”?

- Đúng vậy, nhưng là chiến với chính bản thân mình!

Ngày đó, kiến thức nuôi dạy con, chăm sóc con không nhiều như bây giờ. Trào lưu con béo khỏe thì ám ảnh các bà mẹ trẻ dữ dội. Con còi cọc, biếng ăn, lại thêm thiếu kiến thức nuôi con nên việc chăm sóc cho bé càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tôi rất điên loạn, ở nhà cáu con, gắt chồng, lên cơ quan mặt mũi nhăn nhó.Tôi biết mình sai trầm trọng, nhưng không biết sai ở điểm nào và làm thế nào cho đúng.

{keywords}
Nhà báo Thu Hà (bìa phải) 

Thế rồi, trong cơn cùng quẫn đó, có những biến cố đã xảy ra đã khiến mình phải nhìn lại tất cả:

Ám ảnh phải tăng cân cho con khiến mình kêu gào trên mạng xã hội: “Tôi nuôi con sai rồi, cứu mẹ con tôi với!”. Chính sự cầu thị trong nước mắt đó đã giúp mình có cơ duyên đến với những nguồn thông tin đúng đắn về nuôi con khoa học.

Cũng vào thời điểm đó, một người bạn của tôi, xinh đẹp, thành đạt, bị trầm cảm. Rồi liên tục mấy ngôi sao giải trí ở Việt Nam và Hàn Quốc tự tử.Tôi rất sốc và phải đi điều trị tâm lý. Nhưng nó cũng tôi giật mình tự hỏi: Đâu là điều thực sự cần thiết đối với một người? Thành đạt, giỏi giang nhưng chưa chắc đã hạnh phúc. Vậy đâu mới là cái gốc của hạnh phúc?

Mình đã không chú ý gì đếnsức khỏe tinh thần mà chỉ chăm chăm “áp bức” cái dạ dàycủa con. Mình đã không chấp nhận con, yêu thương con như tính khí, bản thể con vốn có mà cứ cố sức điều khiển, ép buộc con theo những cái mà mình cho là đúng, là tốt cho con. Kết cục là cả mẹ và con đều đổ nước mắt.

Và thay vì cố gắng “nhào nặn” con về cả tinh thần và thể chất, chị đã tự thay đổi để “nhào nặn” lại mình?

- Tôi nhận ra, phải thay đổi chính cách nuôi con của mình chứ không phải là thay đổi con. Tôi phải đi học thật sự, những kiến thức nền về phát triển tâm lý lứa tuổi,học kỹ năng làm cha mẹ. Tôi biết cách cứ xảy ra mâu thuẫn hay gặp vấn đề khó là dừng lại, đi hỏi chuyên gia và bạn bè. Nếu được tư vấn chuẩn xác thì tuyệt vời, nếu không mình cũng có thời gian nguội đi, bình tĩnh lại.Nhờ vậy, sự hiểu biết của mình cứ đầy dần lên.

Từ đó, tôi từ bỏ hẳn việc ép con ăn. Tôi quẳng hết tất cả thước đo chiều cao, cân nặng ra khỏi việc nuôi con, tự giải phóng mình trước những áp lực con béo khỏe hay con phải rèn luyện được thói quen này, kỹ năng nọ. Tôi rũ bỏ mọi bất hạnh của đời sống riêng, tự cho phép mình và con tận hưởng những ngày tháng thoải mái, vui vẻ và bình yên nhất.

Tôi rất thông cảm với các bà mẹ. Thực sự, phụ nữ Việt Nam vẫn đang còn khổ quá! Các mẹ chịu áp lực từ nhiều phía trong xã hội: công việc, bổn phận dâu con, làm mẹ, làm vợ,…Đôi khi, áp lực đó đến từ họ hàng, làng xóm, từ thầy cô giáo của con.Vì thế, tôi hiểu rằng, bản thân mẹ càng bình yên, con càng vững chãi.

Mẹ bình an thì con mới dám thử và dám sai, dám chinh phục và khám phá, mẹ bình an thì con dám bộc lộ mình, để rổi từ từ hiểu chính mình. Mẹ bình an thì con mới thích gần mẹ, thích tâm sự với mẹ, thích làm bạn với mẹ. Mẹ bình an thì con mới học được cách bình an. Và bình an là yêu cầu vô cùng quan trọng trong thời đại sau này, khi áp lực cuộc sống ngày càng khó khăn.

Đó có phải là lí do chị luôn nhấn mạnh quan điểm rèn luyện “con tự lập, mẹ tự do”, giúp mẹ có đủ sức bền đồng hành cùng con?

- Cách đây hơn 15 năm, báo chúng tôi thường viết về những tấm gương thủ khoa.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của các bạn ấy, tôi nhận thấy nhiều thủ khoa khi ra đời không giữ được phong độ.

Nhiều người mà tôi biết, họ có thể học rất giỏi, nhưng khi bước vào cuộc sống, họ không còn dẫn đầu nữa.

Tôi cho rằng điều quan trọng nhất đối với mỗi người là hiểu được giá trị của mình. Khi con tự làm, tự lập, con sẽ học được cách giải quyết từng vấn đề và nhận ra giá trị của mình thông qua từng việc nhỏ, giúp con rèn luyện phẩm chất, tính cách cần thiết để bước vào cuộc sống sau này.

Cuộc sống có vô vàn những bài toán cần con biết tìm ra cách giải. Tôi cho rằng, nhiều bạn khi nhỏ quá tập trung vào việc học mà không rèn luyện được tính cách, mà tính cách mới quyết định sự thành công của một con người.

Xã hội mình bị một vấn đề: nếu bạn nào đó học giỏi sẽ được tung hô. Chúng ta chỉ chú ý vào cái giỏi đó và sẵn sàng châm chước cho những cái sai, cái khiếm khuyết. Chính vì thế, nếu các bạn ấy không đủ tỉnh táo và hiểu biết để rèn luyện mình thì khi ra đời sẽ bị đập cho tan nát.

Có khi nào chị nghĩ rằng khả năng tự lập của con tốt khiến con tự tin (hoặc là do quen với câu thần chú “con nghĩ đi, mẹ không biết”) mà sinh chán, không hỏi mẹ nữa? Khi các con đến tuổi dậy thì, tuổi cần định hướng nhiều, cần chỉ dẫn nhiều thì con sẽ thiếu kết nối với mẹ hoặc mẹ không phải là người con muốn hỏi?

- Có một người bạn nói với tôi một câu rất hay rằng: Quyền được quyết định quan trọng hơn chất lượng của quyết định.

Đối với các con tôi, mẹ Hà vẫn là to nhất! Trộm vía là hai cô con gái tôi nói rất nhiều, thậm chí chúng nói hết cả phần mẹ và mẹ chỉ ừ hử!

Bên cạnh việc yêu cầu “con nghĩ đi” thì tôi luôn bên con, lắng nghe và chia sẻ với con mọi chuyện trong cuộc sống. Trước đây, khi tôi quá căng thẳng trong việc dạy dỗ con thì gần như luôn nhận về những kết quả tiêu cực. Nhưng khi đạt được trạng thái cân bằng, không thiên lệch về bên nào, cả tôi và con đều hạnh phúc. Tôi không sử dụng duy nhất một phương pháp, không cứng nhắc trong việc rèn luyện cho con. Nhiều phương pháp phải song hành cùng với nhau.

Dường như cha mẹ luôn nhận thức và hiểu về con chậm hơn so với sự phát triển của con. Đây có phải là vấn đề khiến cha mẹ chưa hiểu con? Dẫn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nảy sinh mâu thuẫn?

Đúng là như thế.

Kể cũng khổ cho tụi trẻ con! Tôi làm ở báo Hoa học trò nên được nghe chúng kể đủ thứ chuyện. Những chuyện bố mẹ không bao giờ biết được như lesbian, gay, chuyện bỏ học, yêu đương, điểm kém, quan hệ tình dục… Những chuyện như vậy nếu bố mẹ biết được thì chúng…chết liền nên không bao giờ chúng kể.Ở nhà, chúng vẫn sắm vai là đứa con ngoan ngoãn, vâng lời vì chúng biết rằng chỉ có như thế, bố mẹ mới để cho chúng yên.

Cha mẹ nào cũng yêu thương , lo lắng cho con nhưng nhiều người không thực sự hiểu con cần gì, thành ra không phù hợp với con cái, khiến chúng vùng vẫy trong chính tình thương của bố mẹ.

Chị có cho rằng phụ nữ Việt Nam rất quan tâm đến việc nuôi dạy con và chịu khó cập nhật kiến thức hiện đại còn đàn ông thì ít hoặc không? Theo chị, việc này ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

- Ở Israel tôi thấy trẻ em được các ông bố đưa đi chơi rất thường xuyên, hình như còn nhiều hơn các bà mẹ. Ở khu vui chơi trẻ em, trong bảo tàng khoa học khu trẻ em, đều có rất nhiều ông bố, có ông bố trông cùng lúc 2 đứa nhỏ mới biết bò và mới chạy lẫm chẫm. Khi không cho con bò nữa thì ông ấy cắp ngang con vào nách rồi cho đi xem các trò chơi thí nghiệm khoa học trong bảo tàng.

Một nghiên cứu của ĐH Havard, trên mấy chục ngàn người, sau mấy chục năm liền thì thấy những đứa trẻ được học và chơi với bố nhiều thì có chỉ số IQ và chỉ số EQ cao hơn trẻ chơi với mẹ nhiều.

Trẻ con đa số thích chơi với bố hơn chơi với mẹ, vì bố nhanh nhẹn hơn, khỏe mạnh hơn, phóng khoáng hơn, tự do hơn. Bố cũng thích tò mò, thích chinh phục cái mới. Bố liều lĩnh hơn, giao trách nhiệm cho con nhiều hơn, không quá sợ hãi tùm lum thứ như mẹ, bố ít bị ám ảnh bởi đồng hồ, cháo sữa, quần áo dơ, đứt tay chân, ốm sốt… nên trẻ con rất thích, và nó cũng rất tốt cho sự phát triển cuả trẻ. Theo tôi, đàn ông sexy nhất là khi đang chơi với con!

Cảm ơn chị vì những chia sẻ thú vị!

  • Nhã Uyên (Thực hiện)

XEM THÊM: 

>> Cách dạy con kiểu "Cộng hòa" của Donald Trump
热门文章

    0.8885s , 6626.75 kb

    Copyright © 2025 Powered by Nhà báo Thu Hà: “Tôi từng điên loạn khi con cứ còi cọc mãi…”_keobongda,Fabet  

    sitemap

    Top