Phát biểu khai mạc hội thảo này,ộithảoASEANvềtầnsốnóngchuyệnquyhoạchbăngtầnvàcấpphétỷ lệ kèo m7 Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã khẳng định vai trò của 5G và việc quy hoạch băng tần này tại Việt Nam cũng như trong khu vực ASEAN. Tại hội thảo này, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cũng đưa ra các vấn đề trong quy hoạch băng tần 5G cũng như các thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G. Việt Nam đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các nhà mạng và xem xét về vấn đề can nhiều với tần số vệ tinh VINASAT đã được sử dụng trước đó. Trước đó, tháng 3/2019, Bộ TT&TT đã tổ chức thành công Hội nghị ASEAN về 5G. Qua thảo luận tại Hội nghị, các nước ASEAN đều gặp khó khăn chung về vấn đề quy hoạch tần số cho 5G, như: Băng tần 3,5GHz đang được nhiều nước trong khu vực sử dụng cho vệ tinh; băng tần mmW (tần số 26GHz hoặc 28GHz) còn có những băn khoăn về vùng phủ. Đáng chú ý, băng tần 3.5GHz đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển 5G, vì hệ sinh thái thiết bị 5G rất lớn và đã sẵn sàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như một số nước ASEAN, việc xem xét sử dụng băng tần này cho 5G phải tính đến kết quả nghiên cứu và đo thực tế mức độ ảnh hưởng từ 5G đến các đài trái đất thông tin vệ tinh. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã phát thử nghiệm 5G ở băng tần 3,5GHz nhằm nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng để đưa ra quyết định chính xác nhất việc có quy hoạch sử dụng băng tần 3,5GHz cho 5G hay không. |