Nghẽn dòng tiền,ứuhaykhôngcứlich ngoai hang anh hom nay không tiếp cận được vốn là trạng thái chung của rất nhiều doanh nghiệp, như Ban IV, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) đã nêu ra. Ban này nhận định, "đói vốn" cùng những vấn đề mang tính hệ thống trước đó khiến phần lớn doanh nghiệp rơi vào tình thế "chông chênh để duy trì một phần hoạt động trước khi tính tới phục hồi".
Điều tôi chú ý trong báo cáo của Ban IV là câu chuyện niềm tin. Theo đó, "hiệu ứng sụt giảm niềm tin" là vấn đề đáng quan tâm. Những trở ngại trên thị trường trái phiếu với các doanh nghiệp bất động sản, sau câu chuyện của Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, lan rộng tới mọi loại hình doanh nghiệp khác, khiến nhà đầu tư lo ngại, không dám mua, thậm chí là muốn bán lại trái phiếu, dù là trái phiếu của doanh nghiệp vững mạnh.
Doanh nghiệp tốt cũng không thể huy động vốn qua trái phiếu hay ngân hàng. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ khó hoạt động, tiếp theo là thất nghiệp, phá sản, thất thu thuế. Gánh nặng kinh tế, xã hội sẽ đè lên năm 2023.
Đồng nghiệp của tôi, làm ở quỹ đầu tư nước ngoài, chia sẻ hình dung khá hay: nền kinh tế như một chiếc xe đang chạy trên con đường rộng thênh thang, đột nhiên thấy mình đã lọt vào trong hẻm hẹp và có nguy cơ đụng vào tường.
Anh nói, gần với Việt Nam, Hàn Quốc cũng đang sắp đụng vào tường. Truyền thông quốc tế dùng từ "kiệt quệ thanh khoản vốn vay cho doanh nghiệp", hay thẳng thắn hơn "khủng hoảng nợ doanh nghiệp" khi nói về tình trạng của nước này. Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu do niềm tin của giới đầu tư bị lung lay sau vụ vỡ nợ trái phiếu của một công ty được chính quyền địa phương bảo lãnh nợ. Hãng tin Nikkei Asia lấy ví dụ Korea Electric Power, công ty điện lực lớn nhất Hàn Quốc, đang được xếp hạng tín dụng AAA, chỉ huy động được một nửa số tiền công ty mong muốn qua thị trường trái phiếu vào tháng trước.
Từ "mất niềm tin" (loss of trust) có thể tìm thấy ở hầu hết bài viết về thị trường trái phiếu Hàn Quốc. Khi nhà đầu tư không tin, muốn bán trái phiếu, giá còn giảm nữa. Vậy thì doanh nghiệp tốt hay không tốt đều không thể huy động vốn qua trái phiếu.
Vậy còn vốn ngân hàng? Ngân hàng hay công ty bảo hiểm đều ít nhiều bị liên lụy. Vì ngân hàng cũng phát hành trái phiếu, và công ty bảo hiểm cũng mua trái phiếu. Những định chế này, dù phần lớn là vững mạnh hơn nhiều so với giai đoạn 2007, vẫn bị nghi ngờ. Thế là họ rút tiền về cố thủ, tập trung làm sạch bảng cân đối và giảm cho vay hoặc đầu tư trái phiếu bảo thủ hơn.
Doanh nghiệp vì vậy mất cả khả năng tiếp cận vốn qua trái phiếu lẫn ngân hàng. Ở Việt Nam, còn có những kênh ngầm như cho vay qua lại thông qua tín chấp trong dân, giữa các tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ. Nhưng một người bạn - chủ của vài tiệm cà phê - cho tôi biết, tín dụng qua những kênh "dân gian" này cũng "đột nhiên biến mất" hoặc lãi suất trở nên rất cao. Điều này cũng bình thường, vì khi có những ngân hàng đã tăng lãi suất cho vay 12 tháng lên đến 16%, thì những kênh ngoài ngân hàng có lãi suất cao là dễ hiểu.
Với mức lãi suất cao như vậy, nền kinh tế sẽ không thể phát triển bình thường. Doanh nghiệp làm gì để có 12-16% lãi suất trả nợ? Mà ngay cả với lãi suất đó, họ còn không tiếp cận được vốn. Áp lực tháo gỡ thanh khoản cho thị trường vốn lúc này cấp thiết hơn bao giờ hết.
Muốn tháo gỡ, lại gặp phải một vấn đề lớn về quan điểm. Đó là vì muốn tháo gỡ, phải tiến hành song song nhiều giải pháp, trong đó khó tránh giải pháp bơm vốn cho thị trường bất động sản (một trong những chủ thể phát hành trái phiếu lớn trên thị trường), điều chỉnh lại các quy định về phát hành và đầu tư trái phiếu cũng như nới lỏng kênh tín dụng cho vay mua nhà.
Vì sao vậy? Vì điểm nghẽn về niềm tin của thị trường trái phiếu nằm ở phía các trái phiếu bất động sản. Ngoài những công ty sai phạm như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, nhiều công ty có dự án tốt, sạch, cũng bị liên lụy. Bất động sản là một trong những tài sản thế chấp chiếm phần lớn trong hệ thống ngân hàng. Việc nhiều công ty bất động sản đang bằng mọi giá huy động nhiều nguồn vốn để mua lại một số trái phiếu đã phát hành hoặc chuẩn bị cho các đợt đáo hạn trái phiếu trong năm 2023 đã hút lượng lớn tiền về phía đó, như một hố đen hút lượng lớn vốn của thị trường. Quan trọng hơn, hỗn loạn liên quan đến trái phiếu bất động sản, tình trạng khó khăn thanh khoản ở những công ty này khiến những chủ thể có vốn trên thị trường quyết định ôm tiền mặt ngồi chờ diễn biến.
Như vậy, muốn tháo gỡ tình trạng nghẽn vốn cho thị trường, không thể tránh khỏi phải tháo gỡ nguồn vốn cho doanh nghiệp bất động sản. Điều này đang bị diễn dịch thành cách hiểu đơn giản "cứu hay không cứu bất động sản".
"Khi hàng triệu người còn thiếu nhà, giá nhà, giá đất bị thổi lên, mà phải bỏ nguồn lực ra cứu bất động sản là sao?" - một người anh gay gắt nói với tôi như vậy ở Hà Nội trong một ngày đầu tháng 11 này. Tôi nhận ra cách hiểu đơn giản về câu chuyện gỡ rối thanh khoản hiện tại của nền kinh tế khiến nó bị biến thành tranh luận "cứu hay không cứu bất động sản" hay "cứu hay không cứu nhà đầu tư trái phiếu".
Gốc rễ của chuyện này vốn dĩ không phải là "cứu bất động sản", mà là tìm cách để các kênh phân bổ vốn như trái phiếu, ngân hàng có thể thuận lợi đẩy vốn ra cho khu vực sản xuất, cho các nhà phát triển bất động sản có năng lực, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế. Gỡ rối dòng vốn cho họ là gỡ rối dòng vốn cho cả nền kinh tế. Nếu họ kẹt vốn, có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác.
Lấy ví dụ, vì sao mà Trung Quốc phải đưa ra 16 điểm giải cứu thị trường bất động sản lúc này. Vì có báo cáo cho rằng nếu không gỡ rối, nó sẽ ảnh hưởng đến các khoản vay lên đến 1.600 tỷ USD (thậm chí có báo cáo cho rằng trên 2.000 tỷ USD), của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp Nhà nước và chính quyền địa phương của Trung Quốc. Có những tổ chức do chính quyền hậu thuẫn, đã mua lại đất từ những công ty bất động sản yếu kém như Evergrande để phát triển dự án hạ tầng công cộng của Quảng Châu, cũng đột nhiên không thể vay tiền và lâm vào rủi ro nợ xấu, trong khi dự án của họ sẽ tạo ra nhiều việc làm, tạo ra hạ tầng và kích thích kinh tế.
Nói vậy để thấy không ai muốn cứu bất động sản để đẩy giá nhà lên cao, làm giàu cho người siêu giàu. Nhưng nếu khư khư giáo điều như vậy, tất cả sẽ ôm nhau cùng xuống đáy của một cuộc suy kiệt thanh khoản. Vì vậy, điều cần loại bỏ lúc này trong xã hội là tư duy "cứu hay không cứu", dù là với bất động sản, hay người mua trái phiếu. Điều gì cần làm để gỡ bỏ khó khăn về thanh khoản cho toàn nền kinh tế nói chung thì phải làm, và làm gấp.
Tác động của đợt "rút thảm thanh khoản" do tăng lãi suất mạnh của Fed với các tổ chức tài chính toàn cầu từ Anh-Mỹ cho tới Hàn Quốc được đánh giá vẫn chưa thể hiện hết ra; và quý 4 năm nay cũng như quý 1 năm sau có thể sẽ còn những "tai nạn thanh khoản" nữa ở phạm vi toàn cầu. Nếu Việt Nam chần chừ, những tai nạn thanh khoản đó nếu diễn ra thật ở một số nước khác, sẽ khiến tình trạng thanh khoản nội địa thêm khó khăn vì nhà đầu tư càng mất niềm tin.
Cần lấy lại niềm tin thị trường trước khi quá muộn.
Hồ Quốc Tuấn
(责任编辑:Cúp C1)
Nhận định, soi kèo Persijap Jepara vs Persela Lamongan, 19h00 ngày 27/1: Trận đấu tẻ nhạt
Công bố chất lượng 4G: Tốc độ mạng 4G của MobiFone đạt cao nhất
Nóng trên đường: Những pha lái xe ngang ngược, không biết phải trái là gì
Khan hiếm chip có thể kéo dài đến 2022
Lan Khuê toả sáng trên sàn catwalk sau khi sinh em bé
Cách chặn cuộc gọi trên iPhone hiệu quả nhất để tránh bị làm phiền
Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói!
Nhận định, soi kèo Paro FC vs Nejmeh Club, 18h00 ngày 29/10: Không nhiều khó khăn
Cơ hội ‘săn’ siêu phẩm shophouse ở Lạng Sơn
Những thuê bao FiberVNN tại Hà Nội sẽ được tặng 12 tháng sử dụng dịch vụ bảo mật F
'Bạn gái tin đồn' của thiếu gia Phillip Nguyễn toàn hot girl, á hậu
Công ty môi giới dữ liệu hầu toà vì bán thông tin vị trí nhạy cảm người dùng