“Thầy mà không giỏi về nghề thì làm sao đào tạo nghề cho các học viên”_soi keo truc tiep

时间:2025-01-26 09:09:07 来源:Fabet

Ngày 20/9,ầymàkhônggiỏivềnghềthìlàmsaođàotạonghềchocáchọcviêsoi keo truc tiep Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo giáo dục 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.

{keywords}
Toàn cảnh hội thảo Giáo dục Việt Nam năm 2019 

Bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho hay xu thế hiện nay nhiều nhà đầu tư lớn đang đầu tư, dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam. Do đó lao động Việt Nam càng cần phải được đào tạo nghề. Tuy nhiên, hiện nhiều lao động chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu.

“Lao động Việt Nam hiện nay chưa có khả năng cạnh tranh cao, 8% lao động có trình độ nghề từ cao đẳng trở lên, 67% lực lượng lao động có trình độ THCS trở xuống, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước khác. Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quyết định khi chọn quốc gia để đầu tư, đó chính là năng suất của người lao động. Đó là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của Việt Nam”.

Theo bà Wendy Cunningham, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam chưa đạt chuẩn, còn thua kém các quốc gia khác và rất cần phải cải thiện.

“Đào tạo nghề cần theo yêu cầu của nhà tuyển dụng; phải bảo đảm tính công bằng trong phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm chuẩn đầu ra cho người học, để họ ra trường là có thể làm việc…”, đại diện Ngân hàng Thế giới nói.

Còn theo ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, chất lượng và số lượng nhân lực đào tạo từ giáo dục nghề nghiệp chiếm tới 70% trong tổng số nhân lực của Việt Nam. Do đó, nếu không phát triển và nâng cao trình độ của giáo dục nghề nghiệp thì rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Vì thế nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để đột phá và có những bước tiến mới. 

Nhiều khó khăn

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho rằng, giáo dục nghề nghiệp sẽ mãi khó khăn nếu vẫn giữ nguyên hệ thống như hiện nay. Những bất cập về chính sách đầu tư, về tư duy quản lý khiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như đang phải tham gia một cuộc đua không công bằng.

“Giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục chung. Ngay cả tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh khó, phải chạy vạy. Các trường phải đi đây đó tìm cách lôi kéo học viên nghề. Ngay cả dữ liệu các học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký tuyển sinh, Bộ GD-ĐT cũng làm riêng và hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải làm riêng mà không được chia sẻ cơ sở dữ liệu. Chương trình đào tạo riêng rẽ như hai đường thẳng song song thì làm sao liên kết với nhau được?”, ông Dũng chia sẻ.

{keywords}
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM 

Về chất lượng đào tạo, theo ông Dũng, ngoài việc mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất thì yếu tố người thầy là rất quan trọng."Thầy mà không giỏi về nghề đó thì làm sao đào tạo nghề cho các học viên được”, ông Dũng nói.

Một đại diện Hiệp hội chế biến gỗ của TP.HCM và cũng là phó tổng giám đốc của doanh nghiệp chia sẻ thực tế khi phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp:

“Giáo viên dạy kiến thức xong, học viên tới doanh nghiệp thực hành thì việc lấy các nguồn tại doanh nghiệp thấy không khớp với nhau”.

Do đó, theo vị này cũng cần phải xây dựng tiêu chuẩn, chương trình phù hợp khi liên kết doanh nghiệp. “Trong quá trình liên kết, chúng tôi cũng thấy hệ thống máy móc, thiết bị và công nghệ của các nhà trường thường không đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn của các doanh nghiệp đang sử dụng. Do đó học viên khi ra các doanh nghiệp thì không sử dụng được những máy móc đó”, vị này nói.

Ông Bùi Trần Ngọc, hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Phú Yên cho hay các trường cao đẳng dạy nghề đang đứng trước thách thức lớn từ chính chính sách, đặc biệt là nguy cơ bị tước quyền tự chủ tuyển sinh. "Đại học được cho mở cửa quá rộng rãi, tuyển hết rồi thì cao đẳng lấy đâu học viên để tuyển. Không có học viên thì không có tiền, mà không có tiền thì khó nói đến tự chủ hay đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Ngọc nói.

Ông Bùi Phương Việt Anh, một người có thâm niên đưa học sinh đi thi tay nghề quốc tế cho rằng, GDNN chưa phát triển không phải lỗi của người học chỉ thích đại học và cũng không phải do các trường đại học hút hết người. “Mà do chúng ta chưa giúp cho xã hội nhận thức được rằng quan trọng là trình độ năng lực chứ không phải bằng cấp”.

Cũng là chủ doanh nghiệp, ông Việt Anh nêu một loại các vấn đề tồn tại hiện nay: đào tạo quá lệch yêu cầu thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp, chỉ dạy những gì mà trường có chứ không phải đào tạo theo nhu cầu của thị trường.

"Nhiều giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường nghề không hề có thực tế về nghề nghiệp. Do đó chất lượng đào tạo theo hướng chủ quan hóa. Doanh nghiệp tôi giờ phút này thiếu tới 14 kế toán nhưng không thể tuyển được. Bởi có chuyên môn thì mù tịt ngoại ngữ, có ngoại ngữ thì không sử dụng được máy tính,…”, ông Việt Anh nói.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay Ủy ban nhận thấy 3 vấn đề mấu chốt trong GDNN gồm Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý giáo dục; Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; Mối quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.

Chỉ khi 3vấn đề này giải quyết tốt mới tác động mạnh mẽ đến vấn đề thứ tư là tâm lý xã hội, thể hiện trong xu thế lựa chọn GDNN.

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến tháng 6/2019, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm GDNN. Như vậy, so với năm 2018, giảm 37 cơ sở (giảm 1,2%), tính riêng các cơ sở GDNN công lập giảm khoảng 4,28%. Ước hết năm 2019 còn 1.904 cơ sở, trong đó các cơ sở GDNN công lập giảm 4,92% so với năm 2018.

Từ năm 2017 đến 2018, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định, một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh đã có những biến chuyển tốt hơn so với năm 2016. Trong 2 năm 2017  và 2018, cả nước đã tuyển được hơn 2,2 triệu người/năm, trong đó: tuyển sinh cao đẳng, trung cấp hơn 540 ngàn người/năm; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hơn 1,6 triệu người/trên năm, đạt từ 100,2 -100,5%.

Theo bà Hà, nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp THCS để học liên thông lên trình độ cao đẳng. Người học vừa được học văn hóa THPT vừa được đào tạo nghề nghiệp. Đây là mô hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian và chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây cũng được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau THCS tại Việt Nam.

Thanh Hùng

Sẽ ưu tiên doanh nghiệp thành lập trường nghề

Sẽ ưu tiên doanh nghiệp thành lập trường nghề

 - Theo dự thảo Quyết định thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, doanh nghiệp sẽ được ưu tiên thành lập trường nghề.

推荐内容