Tháng 6/1983,ùngtốiCuốnbiênniênsửvềchiếntranhmạngtừkhikhởithủtrực tiếp đá banh world cup sau khi xem bộ phim WarGames, trong đó một thiếu niên vô tình đột nhập vào mạng bí mật của Lầu Năm Góc, Tổng thống Reagan hỏi vị tướng cấp cao của mình xem kịch bản đó có hợp lý không. Sự xác nhận của vị tướng đã khởi động chỉ thị tổng thống đầu tiên về bảo mật máy tính. Mầm mống của vấn đề đã xuất hiện từ những năm 1960 với sự ra đời của Internet, của mạng kết nối thông tin đầu tiên do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ủy quyền nghiên cứu và phát triển. Khi đó, không ai nghĩ đến rồi một ngày, sự thuận lợi của việc chia sẻ thông tin lại là khởi đầu của một hình thức chiến tranh mới lan rộng toàn cầu, của loại vũ khí mới có thể so sánh với vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt...
Ngay chương đầu tiên Liệu chuyện như thế có thể thực sự xảy ra, độc giả sẽ được biết chỉ thị bí mật nêu trên gọi tắt là NSDD-1451, ký ngày 17/9/1984, với tiêu đề Chính sách Quốc gia về An ninh Viễn thông và Thông tin tự động. Đó là một tài liệu đi trước thời đại, đề cập đến vấn đề mà sau này sẽ được gọi là “chiến tranh mạng”…
Sách được chia thành 15 chương, với những cái tít rất ‘gợi” như: Trân Châu Cảng trên không gian mạng; Bình minh Mặt trời, Mê cung Ánh trăng; Làm nghẽn, khai thác, thao túng, phá hủy; Chúng ta đang dò dẫm trong vùng tối…
Theo sự dẫn dắt tài tình của Fred Kaplan, người đọc sẽ được khám phá những góc khuất của cuộc chiến khốc liệt này để thấy rằng chiến trường trên không gian mạng đã mở rộng ra toàn cầu. Đến giữa nhiệm kỳ tổng thống của Obama, hơn 20 quốc gia đã thành lập các đơn vị chiến tranh mạng trong quân đội. Mỗi ngày lại xuất hiện những báo cáo mới về các cuộc tấn công mạng, xuất phát từ Trung Quốc, Nga, Iran, Syria, Triều Tiên và nhiều nước khác vào các hệ thống máy tính, không chỉ của Lầu Năm Góc và các nhà thầu của Bộ Quốc phòng, mà còn của các ngân hàng, công ty thương mại, nhà máy, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước – tất cả những thứ nối vào mạng máy tính.
Không gian mạng đã chính thức được coi là một “vùng” chiến sự, giống như trên không, trên bộ, trên biển, hay ngoài vũ trụ. Và do sự kết nối liền mạch của mạng toàn cầu, các gói thông tin, và Internet vạn vật, chiến tranh mạng sẽ không chỉ liên quan tới lục quân, hải quân, và không quân chắc chắn sẽ đụng đến cả nhân loại.
Có thể nói Vùng tốilà cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ lúc khởi đầu cho đến nay và các nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai. Tác giả đã mở ra cuộc phiêu lưu nghẹt thở theo các hành lang mật bên trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, các đơn vị mạng bí mật ở Lầu Năm Góc, góc tối trong lĩnh vực quân sự, những cuộc tranh luận an ninh quốc gia ở Nhà Trắng và hoạch định chính sách mà các sĩ quan kiêm nhà khoa học - những nhà quân sự ẩn sau màn hình máy tính - đã nghĩ ra để thiết kế hình thức tấn công lẫn phòng thủ trong thời đại mới - thời đại chiến tranh thông tin.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phỏng vấn hơn một trăm người, những người từng một hoặc vài lần theo dõi email và các cuộc gọi điện thoại. Họ gồm từ thư ký nội các, tướng lĩnh và đô đốc (bao gồm 6 giám đốc NSA) đến chuyên gia kỹ thuật trong các cơ quan bí mật của bộ máy an ninh (không chỉ NSA), cũng như các sĩ quan, quan chức, phụ tá và nhà phân tích ở mọi cấp độ. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện riêng tư”, Fred Kaplan tiết lộ.
Tác giả cho biết, đây là cuốn thứ ba trong loạt sách ông viết về sự tác động lẫn nhau của chính trị, ý tưởng và tính cách trong chiến tranh hiện đại. Cuốn đầu tiên, The Wizards of Armageddon(1983), nói về những nhà tư tưởng trí thức, những người phát minh ra chiến lược hạt nhân và biến các nguyên lý của nó thành chính sách. Tiếp đến là The Insurgents(2013) nói về các sĩ quan quân đội trí thức, những người làm sống lại học thuyết chống nổi dậy và cố gắng áp dụng nó vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Giờ đây, Vùng tốitheo chân những người thực hiện, các ý tưởng và công nghệ của những cuộc chiến tranh mạng đang rình rập...
(责任编辑:Thể thao)