Hôm nay,ứcchitiêuchođiệntoánđámmâycủaViệtNamthấphơnlầnsovớket qua nantes ngày 13/6/2017, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam cho biết, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường và nền tảng Cloud tại Việt Nam, sẵn sàng đón bắt cơ hội của làn sóng công nghiệp 4.0, VINASA phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) tổ chức chương trình Hội nghị Điện toán đám mây Việt Nam - VietNam Cloud Computing 2017 với chủ đề: “Điện toán đám mây trong cuộc cách mạng CN lần thứ 4” vào ngày 22/6/2017 tại Hà Nội. Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang là xu thế công nghệ tất yếu của thời đại và là một thành phần nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, việc ứng dụng đám mây trong các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam vẫn chưa thực sự mạnh mẽ và sâu rộng. Dịch vụ điện toán đám mây được đưa ra lần đầu tiên bởi Amazon vào năm 2006. Chỉ chưa đầy 10 năm kể từ khi ra đời, vào năm 2015 điện toán đám mây đã đảm nhiệm khoảng 75% tổng khối lượng tính toán của các máy chủ. Tỷ trọng này dự kiến tăng lên 92% năm 2020. Trong giai đoạn 2015-2020, số lượng máy chủ giành cho điện toán đám mây tăng 15%/năm, trong khi số lượng máy chủ truyền thống giảm 11%/năm. Dung lượng chứa của các trung tâm dữ liệu được dự báo tăng gần 5 lần, từ 382 Exabytes năm 2015 với điện toán đám mây chiếm tỷ trọng 65%, lên 1.842 Exabytes năm 2020 với điện toán đám mây chiếm tỷ trọng 88%. Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp CNTT đang nỗ lực phát triển dịch vụ Cloud hoàn thiện trên cả 3 loại hình: dịch vụ hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) và dịch vụ giải pháp trên nền Cloud (SaaS). Tuy nhiên, thị trường vẫn còn rất nhiều khó khăn. |