FabetFabet

'Hợp đồng chết người' đẩy ông Đinh La Thăng đến vành móng ngựa_bảng xếp hạng vô địch colombia

Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật. Căn cứ hợp đồng này, các bị can đã tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC trái quy định.

Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến năm 2012, Tổng công ty Xây lắp dầu khí VN (PVC) do Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT và Vũ Đức Thuận là TGĐ đã thi công 67 công trình. Công ty mẹ - PCV trực tiếp thi công 20 công trình, có dòng tiền mất cân đối do chi phí phát sinh ngoài hợp đồng.

Về đầu tư tài chính, năm 2010, PVC góp vốn đầu tư vào 46 công ty, trong đó có 11 công ty con, 11 công ty liên kết và 24 công ty đầu tư tài chính, với tổng giá trị đầu tư tài chính là hơn 3.000 tỷ đồng/2.500 tỷ đồng vốn điều lệ.

Năm 2011 góp vốn đầu tư (cũ và mới) vào 43 đơn vị, trong đó có 13 công ty con, 12 công ty liên kết và 18 công ty đầu tư tài chính khác với tổng giá trị đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư của PVC.

{keywords}
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

Từ năm 2011, PVC đã phải trích lập dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác.

Dù vậy, để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

"Bản hợp đồng chết người"

Cụ thể, tháng 4/2010, ông Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng, trong đó đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án PVN sẽ triển khai thực hiện trong năm 2010, cần được chỉ định thầu, và đề xuất Chính phủ ủy quyền cho HĐQT PVN quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.

Tháng 6/2010, Thủ tướng có văn bản nêu: Đồng ý về nguyên tắc chỉ định thầu, giao HĐQT PVN quyết định việc chỉ định thầu dự án này theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.

Mặc dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu, nhưng ngày  18/6/2010, ông Đinh La Thăng đã ký nghị quyết có nội dung: "Đồng ý về chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC, dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, theo hình thức chỉ định thầu".

Tháng 10/2010, ông Thăng ký nghị quyết về việc phê duyệt phương án thành lập liên danh tổng thầu EPC dự án, trong đó PVC sẽ cùng các nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực cùng thực hiện gói thầu EPC của dự án và phần chính công việc do nhà thầu nước ngoài thực hiện.

Sau khi dự án được phê duyệt, để thực hiện một số gói thầu triển khai trước gói thầu EPC của dự án, PV Power đã ký hợp đồng với liên doanh nhà thầu.

Theo đó, hợp đồng EPC của dự án dự kiến sẽ được ký và thực hiện vào tháng 2/2011. Nhưng cuối tháng 10/2010, PVN có chủ trương nghiên cứu thay đổi công nghệ lò hơi nên dự kiến đến tháng 6/2011 mới ký được hợp đồng EPC.

Đến ngày 28/1/2011, ông Đinh La Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho PVC là tổng thầu EPC dự án (không theo phương án liên doanh tổng thầu như nghị quyết của HĐQT PVN trước đó).

Do đang mất cân đối về tài chính, với mục đích để PVC có nguồn tiền sử dụng, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận đã chỉ đạo ông Nguyễn Duyên Hải, Phó TGĐ PVC ký công văn ngày 25/2/2011 gửi ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh báo cáo phương án và kế hoạch triển khai hợp đồng EPC. Theo đó, PVC sẽ tiến hành ngay các công việc sau khi ký hợp đồng EPC và khởi công gói thầu.

Tháng 2/2011, ông Vũ Huy Quang, TGĐ PVPower và Vũ Đức Thuận, TGĐ PVC đã ký hợp đồng EPC số 33.

Cáo trạng cho rằng, việc chọn nhà thầu và ký hợp đồng EPC số 33 nêu trên là làm trái điều 41, nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật Xây dựng.

Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật. Hợp đồng này được lập và ký mà chưa được HĐTV của chủ đầu tư phê duyệt.

Ban quản lý dự án Thái Bình 2 báo cáo PVN vẫn đang đàm phán và chưa đi đến thống nhất tỷ lệ tạm ứng hợp đồng với PVC, nhưng theo đề nghị của PVC, PVN đã căn cứ hợp đồng này, tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC trái quy định.

Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng

Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng

Trong giai đoạn truy tố, ông Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng lượng khoan hồng.

Cuộc gặp định mệnh giữa ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm

Cuộc gặp định mệnh giữa ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm

Sau cuộc gặp gỡ, ông Đinh La Thăng đã gật đầu để PVN góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank mà không cần lấy ý kiến của thành viên HĐQT.

赞(86)
未经允许不得转载:>Fabet » 'Hợp đồng chết người' đẩy ông Đinh La Thăng đến vành móng ngựa_bảng xếp hạng vô địch colombia