Anh N.V.T (28 tuổi,ịgáituổiđangnuôiconnhỏhiếnthậnchoemtrai kqbd manchester united cư trú tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) phát hiện suy thận mạn do viêm cầu thận từ tháng 12/ 2021. Thời điểm này, anh đang làm công nhân xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Điều trị một thời gian tại Hàn Quốc, nhận thấy sức khỏe không đảm bảo, anh quyết định quay về Việt Nam để tiếp tục điều trị.
Tuy nhiên, đến tháng 12/2022, bệnh của anh tiến triển thành bệnh thận mạn giai đoạn 5 phải lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần. Cuộc sống phải gắn với lọc máu khiến anh T. chán nản, không tuân thủ điều trị. Sau đó, anh bị suy tim, khó thở khi đi lại, ăn uống kém, chân tay sưng phù, cơ thể bị suy nhược. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tư vấn ghép thận là phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.
Các thành viên trong gia đình đi làm xét nghiệm với hi vọng tìm được thận phù hợp. Khi sàng lọc, bất ngờ, bố anh T. phát hiện mắc ung thư phổi di căn. Cả gia đình đều rơi vào tuyệt vọng. Chị gái của anh (31 tuổi) dù con còn nhỏ, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng đã quyết định hiến tặng em trai một quả thận.
Ngày 6/4, ê-kíp ghép thận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành phẫu thuật ghép thận cho cặp ghép trên. Sau hơn 6 giờ phẫu thuật, ca ghép đã thành công.
Sau ghép, sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều tiến triển khá tốt. Người chị xuất viện sau mổ một tuần, sức khỏe ổn định. Anh T. được về nhà sau ghép gần hai tuần, quả thận mới hoạt động tốt, các chỉ số xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Anh tiếp tục điều trị duy trì sau ghép và tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Bác sĩ chuyên khoa II Hán Thị Bích Hằng, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho biết, sau ghép thận, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc thải ghép đúng liều, đúng thời điểm và tái khám định kỳ, theo dõi chức năng thận. Ngoài ra, bệnh nhân cần duy trì thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh tránh nguy cơ thải ghép, nhiễm trùng, ngộ độc thuốc hoặc các biến chứng khác.
Hiện tại, gần 500 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Trung tâm Thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Việc chạy thận nhân tạo khiến người bệnh và người nhà mệt mỏi và chi phí tốn kém. Việc ghép thận góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh có cơ hội phục hồi sức khỏe gần như hoàn toàn trở về với cuộc sống bình thường và lợi ích kinh tế hơn so với chạy thận nhân tạo.
Người được ghép thận ở Chợ Rẫy cách đây 30 năm vẫn sống khỏeTuyệt vọng vì suy thận mạn tính giai đoạn cuối, bà Thượng từng nghĩ đến cái chết vào 30 năm trước. Ca ghép thận ngày 29/12/1992 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã viết tiếp cuộc đời bà.