Cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo
Có nhiều cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo,áchnhậnbiếtphầnmềmMicrosoftgiảmạohàngnhábongdanet phần mềm nhái. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn xác định phần mềm mình mua có phải chính hãng, bản quyền đầy đủ hay không.
Giá rẻ bất ngờ
Đánh vào tâm lý thích mua giá rẻ của khách hàng, các đối tượng cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, nhái này thường để giá sản phẩm rất thấp.
Ví dụ như bản Windows 10 Pro bản FPP mua một lần, bản quyền vĩnh viễn tại Phong Vũ, hay FPT Shop giá dao động từ 4.590k đến 4.990k. Bản Windows 10 Pro OEI dành cho máy mới, cài sẵn có giá thấp nhất cũng phải 3.290k đến 3.490k. Trong khi các đối tượng chỉ bán với giá 200.000 hoặc 300.000?
Hay Microsoft Office Professional 2019, nếu là bản FPP, mua 1 lần, bản quyền vĩnh viễn có giá chính hãng gần 9 triệu. Trong khi họ chỉ bán cho bạn giá vài trăm ngàn??
Thông tin người bán không rõ ràng
Một điểm chung dễ nhận thấy của các đối tượng cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, hàng nhái, phần mềm lậu là Thông tin người bán không rõ ràng. Chỉ là 1 số điện thoại và 1 email nếu có.
Vì cung cấp phần mềm lậu, phần mềm bất hợp pháp nên các đối tượng này thường không có tư cách pháp nhân. Không cung cấp địa chỉ văn phòng, công ty một cách đầy đủ.
Trái lại, với một nhà cung cấp phần mềm chính hãng, được ủy quyền, bạn sẽ nhận thấy có đủ các thông tin cần thiết. Từ địa chỉ văn phòng, công ty, cửa hàng, đội ngũ hỗ trợ và cả uy tín kinh doanh sẵn có.
Kênh bán hàng chủ yếu trên online
Các đối tượng sử dụng chủ yếu là kênh online, qua website, diễn đàn, mạng xã hội, thậm chí chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng, các nạn nhân mua phần mềm lậu. Khách hàng sau khi mua, khi gặp vấn đề về pháp lý, về thiệt hại do phần mềm lậu, giả mạo gây ra, họ không thể truy cứu hay tiếp cận các nhà cung cấp này. Mất tiền mua nhưng rủi ro và thiệt hại thì khách hàng là người chịu cả.
Thông tin sản phẩm không chính xác.
Vì cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, phần mềm nhái, nên các đối tượng này thường cung cấp thông tin thiếu chính xác. Từ nội dung, tính năng, đến hình ảnh sản phẩm đều không tuân thủ quy định từ Microsoft.
Ví dụ, các đối tượng cung cấp phần mềm giả thường lấy hình ảnh trên minh họa cho bản Microsoft Office 2019 Professional hoặc Office 2019 Professional Plus. Câu trả lời đều không đúng và giả mạo.
Với bộ Office 2019 Professional này, có 2 điểm chúng ta cần nắm.
Việc cung cấp Office 2019 Pro Plus bán lẻ cho cá nhân là vi phạm bản quyền, sai hình thức cấp phép. Khách hàng mua thì vẫn vi phạm bản quyền, có thể bị dừng sử dụng bất kỳ lúc nào.
Phần mềm Microsoft chính hãng như thế nào?
Hiện phần mềm Microsoft được cung cấp tới khách hàng dưới 2 hình thức: Một là dạng hộp, có đĩa hoặc USB chứa bộ cài đặt; Hai là Key điện tử (ESD). Khách hàng mua sẽ nhận Key kích hoạt qua email hoặc bản giấy in từ nhà cung cấp. Bộ cài đặt tải về online từ trang chủ của Microsoft.
Key điện tử (Digital Keys)
Key điện tử kích hoạt online và bộ cài đặt được tải trực tiếp từ trang chủ Microsoft. Khách hàng không tải các bộ cài từ các nguồn khác dễ có chứa mã độc hay rủi ro khác.
(责任编辑:Thể thao)