'Nhạc trưởng' hệ thống vé tàu điện tử: 'Đưa ngành đường sắt nhanh chóng tiếp cận CMCN 4.0'_lịch giải la liga
Đến nay đợt bán vé tàu Tết 2018 đã diễn ra được một tuần. Tiếp nối những năm gần đây,ạctrưởnghệthốngvétàuđiệntửĐưangànhđườngsắtnhanhchóngtiếpcậlịch giải la liga năm nay hành khách vẫn có thể mua vé tàu Tết qua mạng trên trang chủ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là dsvn.vn, bên cạnh cách thức đặt mua qua các tổng đài như 1900.0109 (dành cho khu vực phía Bắc) hoặc 1900.1520 (khu vực phía Nam), hoặc như cách truyền thống là ra các quầy bán vé, đại lý vé.
Hệ thống bán vé tàu qua mạng tỏ ra hoạt động khá hiệu quả. Như ICTnews đã đưa tin, chiều tối ngày 16/10/2017, sau chưa đầy 2 ngày mở bán vé tàu Tết, FPT - đơn vị hợp tác cùng Đường sắt Việt Nam triển khai hệ thống vé tàu điện tử cho biết, tổng số vé tàu Tết đã được bán thành công là 47.576 vé.
Trong đó có 13.113 vé được bán tại ga, 4.110 vé được bán tại đại lý, còn số vé đặt và thanh toán online qua website là 19.111 vé, số vé được hành khách đặt mua qua website nhưng thanh toán trả sau là 11.242 vé. Như vậy 63,7% tổng số vé tàu Tết đã được bán là thực hiện qua mạng. Tỷ lệ này được duy trì đến những ngày tiếp sau nữa.
Về tiện ích của hệ thống mua vé tàu qua mạng thì tất cả đều thấy rõ sau hơn 3 năm triển khai. Đường sắt Việt Nam thường xuyên khuyến cáo hành khách mua vé qua mạng như một giải pháp tối ưu để đỡ phải vất vả xếp hàng, mất thời gian chờ đợi, nhất là trong những đợt cao điểm. Năm nay ở ga Hà Nội khá yên bình nhưng ga Sài Gòn thì khá dồn dập người đến mua vé tàu Tết.
Trong năm thứ 3 Đường sắt Việt Nam triển khai bán vé tàu Tết qua mạng với một hệ thống hoàn chỉnh, ICTnews đã có cuộc phỏng vấn với ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Dịch vụ đường sắt thuộc Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS), đơn vị trực tiếp triển khai, để nhìn lại quá trình phát triển hệ thống từ buổi ban đầu đến nay, những khó khăn, tồn tại và tất nhiên cả tầm nhìn, khát vọng cho thời gian tới.
Thưa ông Bùi Thanh Bình, FPT đã triển khai hệ thống bán vé vé tàu điện tử từ năm 2014 và đến nay đã vận hành hệ thống qua 3 dịp Tết là 2015, 2016 và 2017. Vậy ông có thể chia sẻ hệ thống đã được nâng cấp như thế nào qua từng năm?
Hệ thống bán vé điện tử được FPT IS bắt đầu xây dựng từ tháng 2/2014 và được chính thức khai trương đưa vào sử dụng ngày 21/11/2014. Trong thời gian đầu hệ thống mới chỉ cung cấp một nền tảng bán vé trên web. Thời điểm đó hành khách vẫn sử dụng mẫu vé giấy truyền thống và bản in vé vẫn là một chứng từ pháp lý quan trọng giúp kiểm tra soát vé và làm chứng từ thanh toán.
Đến ngày 1/9/2015, Hệ thống bán vé điện tử đã cung cấp một công cụ hoàn chỉnh cho ngành đường sắt phát hành và sử dụng vé tàu điện tử thay thế hoàn toàn vé giấy truyền thống. Lúc này dữ liệu điện tử trong Hệ thống bán vé điện tử do FPT IS cung cấp được công nhận là vé đi tàu hợp lệ (khách hàng đã có thể tự in vé ở nhà - PV). Việc chuyển đổi sang vé điện tử giúp ngành đường sắt giảm chi phí đầu tư vận hành đặc biệt là các chi phí liên quan đến máy in vé chuyên dụng trước đó.
Trong năm 2016, FPT IS phát triển thêm các tính năng mới cho Hệ thống bán vé điện tử như Hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng thường xuyên, Hệ thống thông tin phục vụ hành khách tại các nhà ga, Hệ thống soát vé trên thiết bị di động cho tổ tàu, tích hợp thêm nhiều đối tác thanh toán trực tuyến để mở rộng các kênh thanh toán mới cho khách hàng.
Từ đầu năm 2017 đến nay, Hệ thống bán vé điện tử đã liên tục được nâng cấp cải tiến với nhiều tính năng quản trị mới cho phép ngành đường sắt quản lý mở rộng các mô hình kinh doanh kết hợp với vận tải truyền thống để cung cấp một dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Về cụ thể, Hệ thống đã giúp ngành đường sắt quản lý và xây dựng các chương trình giá vé linh hoạt để tạo sức hút, lôi kéo hành khách sử dụng dịch vụ đường sắt đặc biệt trong dịp thấp điểm. Hệ thống cũng cung cấp công cụ để ngành đường sắt đưa vào kinh doanh thêm các dịch vụ giá trị gia tăng như kết hợp vận tải đa phương thức, nối chuyến với các loại hình vận tải đường bộ khác tại các ga lớn, kinh doanh thêm các dịch vụ trong suốt hành trình di chuyển trên tàu của hành khách.
Trong mùa bán vé Tết năm 2018, FPT IS đã đưa thêm tính năng chống robot (phần mềm trung gian) trên hệ thống để đảm bảo việc mua vé trên web được bình đẳng và minh bạch, giúp những người có nhu cầu mua vé thực sự tiếp cận được với vé điện tử, góp phần hạn chế cơ hội cho những hành vi đầu cơ vé có tổ chức.
Qua 3 năm vận hành, FPT IS cũng đã liên tục nâng cấp cải tiến thuật toán xếp hàng giữ chỗ để đảm bảo việc giữ chỗ được diễn ra suôn sẻ, thuận tiện, không gây ra sự chồng chéo.
Ông có thể chia sẻ điều gì là khó khăn nhất khi triển khai hệ thống bán vé tàu điện tử?
Tôi có thể nói để triển khai một hệ thống CNTT thành công thì mấu chốt vẫn là nhận thức và sự quyết tâm của lãnh đạo. Rất may mắn là trong một vài năm trở lại đây lãnh đạo ngành đường sắt luôn đặt sự quan tâm hàng đầu trong việc ứng dụng CNTT và coi CNTT như là một chìa khóa cho sự đổi mới và phát triển của ngành.
Vì vậy việc triển khai hệ thống bán vé điện tử trong suốt thời gian vừa qua luôn diễn ra khá thuận lợi và đã đạt được nhiều kết quả rõ nét. Tôi tin rằng, với ý chí quyết tâm ứng dụng CNTT của lãnh đạo ngành đường sắt thì không có bất cứ khó khăn trở ngại nào trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT vào điều hành sản xuất.
Năm 2015, được biết thời gian chờ thanh toán trả sau cho khách hàng đặt vé trên hệ thống điện tử được giảm từ 48 giờ xuống 24 giờ để hạn chế nạn "cò" vé, nhưng đến nay khoảng thời gian chờ này đã được tăng lên 72 giờ. Đó phải chăng là do FPT IS đã có giải pháp khác thưa ông?
Trong đợt cao điểm bán vé tàu tết năm 2018, FPT IS đã đưa ra tính năng chống robot. Đây là một tính năng mới đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho tất cả những người mua vé trên web dsvn.vn. Với sự xuất hiện của công cụ này các hành vi sử dụng robot sẽ bị ngăn chặn, giúp cho tất cả mọi người đều mua vé bình đẳng như nhau.