Sáng 14/7,ỳhọpthứQuốchộikhóaXIVvẫnsẽhọptrựctuyếkq bd đêm qua dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV nên tổ chức đúng ngày 20/10. Việc thảo luận ở tổ vẫn triển khai, nhưng thời gian giảm đi để tăng thời gian thảo luận chung tại Hội trường. Thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội tại Hội trường chỉ là 5 phút, thời gian tranh luận là 2 phút.
Thời gian chất vấn của đại biểu Quốc hội là 2,5 ngày. Việc bố trí thời gian cần phù hợp với hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước bởi năm nay Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN thì cần bố trí thời gian linh hoạt để lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp khách quốc tế.
“Việc phóng viên được gọi điện, phỏng vấn trực tuyến các đại biểu Quốc hội trong giờ giải lao là cách làm mới, các đoàn đại biểu cần thông báo cho đại biểu Quốc hội biết để phối hợp trả lời báo chí”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là 18 ngày. Trong đó, đợt 1 tiến hành 9 ngày, bắt đầu ngày 19/10 và kết thúc ngày 28/10; đợt 2 tiến hành 9 ngày, bắt đầu ngày 3/11 và kết thúc ngày 12/11 (bế mạc kỳ họp), dự phòng ngày 13/11. Nội dung, thời gian họp như sau:
Đợt 1 họp trực tuyến 9 ngày, bao gồm phiên trù bị, khai mạc; nghe trình bày các tờ trình, báo cáo (kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; 4 dự án luật trình cho ý kiến). Thảo luận 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết trình thông qua. Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Thảo luận các báo cáo về công tác tư pháp. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đề nghị bố trí tại đợt 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng dự thảo Nghị quyết về chất vấn trước khi trình Quốc hội thông qua tại đợt 2.
Đợt 2, họp tập trung 9 ngày với nội dung thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (năm 2020, 2021 và 5 năm 2016-2020); thảo luận các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XIII; thảo luận 4 dự án luật trình cho ý kiến. Quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có). Thông qua luật, nghị quyết và phiên bế mạc.
Các nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước đề nghị bố trí tại đợt 2 để có thể thảo luận ở tổ. Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, do khoảng cách từ lúc thảo luận đến thông qua các dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước rất ngắn, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết và sớm gửi đến đại biểu Quốc hội để nghiên cứu trong quá trình thảo luận ở tổ, hội trường, bảo đảm kịp hoàn thiện trình Quốc hội biểu quyết thông qua.
Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội sẽ nâng cấp các phần mềm phục vụ đại biểu Quốc hội để bổ sung tính năng đăng ký tranh luận, tạo thuận tiện, công khai, minh bạch.
Cũng tại Phiên họp, Thường vụ Quốc hội cũng đã thảo luận và thống nhất tổng kết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV được chuẩn bị và tổ chức trong điều kiện đặc biệt, đó là vừa phải thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Dù chỉ diễn ra trong 19 ngày làm việc, nhưng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm và đổi mới, kỳ họp đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, với việc thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác; giám sát 1 chuyên đề và xem xét các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo kiến nghị cử tri và nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Trên tinh thần chủ động, linh hoạt, quyết tâm cao, thích ứng nhanh với điều kiện thực tế, Quốc hội đã ứng dụng công nghệ họp trực tuyến, bảo đảm khai mạc kỳ họp đúng thời gian quy định, kịp thời ban hành những quyết sách quan trọng, hợp lòng dân, nhất là các giải pháp nhằm sớm phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và mở ra cơ hội phát triển về thương mại, đầu tư sang các nước Liên minh Châu Âu, thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong các hiệp định thương mại cũng như thực hiện nghĩa vụ là quốc gia thành viên ILO của Việt Nam...
Kết quả kỳ họp khẳng định sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng với Quốc hội nỗ lực, trách nhiệm, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời thể hiện sự lãnh đạo kịp thời của Đảng; sự quyết tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; sự chủ động, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức hữu quan; sự tâm huyết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và Nhân dân cả nước...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Kỳ họp thứ 9 đã tạo ra một dấu ấn lớn trong thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19, cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao hoạt động của Quốc hội, bởi đây là lần đầu tiên Quốc hội có họp trực tuyến.
“Một kỳ họp chất lượng, tiết kiệm. Đây là hoạt động tiền đề tốt để Quốc hội phát huy trong các kỳ họp tiếp theo”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo TTXVN