Ở Nghệ An,ấpgiấytờliênthôngtrongmộtchotrẻđầutiênởNghệkeonhacai5 bước đầu triển khai dịch vụ công liên thông điện tử gồm 2 nhóm: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng theo Nghị quyết số: 97/NQ-CP ngày 8/7/2023 của Chính phủ.
Người đầu tiên được hưởng dịch vụ liên thông điện tử
Hôm nay (2/8), trao đổi với VietNamNet, bà Bùi Thị Thu Hiền chuyên viên Phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp Nghệ An) cho biết, với việc triển khai 2 nhóm dịch vụ công này, người dân chỉ cần khai báo thông tin một lần để giải quyết 3 thủ tục hành chính ngắn gọn.
“Việc này không những cắt giảm bớt các giấy tờ, thời gian giải quyết, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian đi lại và có thể theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ. Đây là những thủ tục hành chính (TTHC) gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và liên quan trực tiếp đến đời sống, an sinh của người dân”, bà Hiền chia sẻ.
Ngay trong ngày đầu triển khai, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận hồ sơ liên thông đầu tiên về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tại xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ vào ngày 12/7.
Sau 3 ngày, với sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương giữa các ngành: Tư pháp, Công an, Bảo hiểm xã hội đã đăng ký thành công bản điện tử giấy khai sinh; Thẻ bảo hiểm y tế và kết quả đăng ký thường trú. Tổ đề án 06 huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tổ chức trao kết quả cho gia đình có trẻ trên.
“Sự kiện trên có sức lan tỏa rộng khắp, tuyên truyền mạnh mẽ cho các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An. Đến nay, nhiều xã, phường, thị trấn đã triển khai thành công liên thông 2 nhóm TTHC và tổ chức trao kết quả cho công dân đầu tiên trên địa bàn”, bà Hiền thông tin.
Theo bà Hiền, để bảo đảm triển khai thực hiện 2 dịch vụ công liên thông đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, Sở Tư pháp đã kịp thời ban hành nhiều công văn về việc triển khai dịch vụ công liên thông. Đồng thời, phối hợp UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện TTHC trực tuyến…
Ngoài ra, cần huy động các nguồn lực tại chỗ phù hợp để hỗ trợ người dân thực hiện TTHC. Bố trí trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thực hiện việc liên thông, nhất là việc bố trí trang thiết bị cơ bản phục vụ giải quyết trên môi trường điện tử như: Máy scan, thiết bị ký số để ký số bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử.
Sở Tư pháp Nghệ An cho biết, để thực hiện việc ký số bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử phục vụ liên thông TTHC, cơ quan này đã tạo hơn 1000 tài khoản cho lãnh đạo UBND cấp xã, văn thư trên địa bàn toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ triển khai 2 nhóm liên thông TTHC tại điểm cầu Sở Tư pháp. Đặc biệt, để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, Sở Tư pháp cùng với các ngành: Công an, Bảo hiểm xã hội; Lao động, Thương binh & xã hội thành lập Tổ hỗ trợ liên thông kèm từng giờ, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể cho từng cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết hồ sơ liên thông điện tử trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An.
Hàng ngàn người đăng ký hồ sơ liên thông
Bà Hiền chia sẻ, sau 21 ngày tích cực, khẩn trương triển khai, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận 1.533 trường hợp, trong đó nhóm liên thông TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tiếp nhận 1406 trường hợp; Nhóm liên thông TTHC: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng tiếp nhận 127 trường hợp.
“Nếu trước đây việc làm thủ tục khai sinh, thẻ bảo hiểm và đăng ký thường trú thường phải đến ít nhất 3 lần. Bây giờ người dân có thể ngồi bất kỳ chỗ nào để vào cổng dịch vụ công quốc gia đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ theo hướng dẫn mà không cần phải đến cấp phường, xã để làm thủ tục. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ công còn mới nên hầu hết cán bộ cấp xã, phường đang hướng dẫn cho người dân”, bà Hiền bảy tỏ.
Sở Tư pháp cho biết thêm, việc này đã triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An từ cấp xã, phường, thị trấn. Đây là dịch vụ rất mới, một bước tiến đáng ghi nhận của 4 ngành: Tư Pháp, Công an, Bảo hiểm và Lao động TBXH.
“Ở Nghệ An hiện nay đã thành lập tổ hướng dẫn trực tuyến với hơn 300 người vừa gọi điện, nhắn tin, hỗ trợ từng giờ, cho từng cán bộ và từng trường hợp cụ thể. Nhiều trường hợp cấp xã, phường gọi điện nhờ hỗ trợ cả những ngày nghỉ và ban đêm. Bởi vì, ngành Tư pháp đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ công trực tuyến tiếp nhận hồ sơ ban đầu”, bà Hiền cho biết.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng thừa nhận, trong quá trình triển khai liên thông vẫn còn một số vấn đề như: Việc ký số bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử còn nhiều lúng túng. Việc chuyển hồ sơ, đồng bộ trạng thái giữa phần mềm chuyên ngành với phần mềm dịch vụ công còn chậm.
Phần mềm dịch vụ công thường xuyên gặp lỗi (không thể truy cập cổng thông tin, lỗi xác thực từ trang dịch vụ công quốc gia, ,…). Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng có lúc chưa kịp thời, vẫn còn tình trạng chậm trả mã định danh khi thực hiện khai sinh.
“Liên thông điện tử 2 nhóm TTHC không chỉ mang lại lợi ích, giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân mà còn giúp cơ quan Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn thông tin nhân thân, cư trú của người dân. Khắc phục tình trạng trẻ em đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được nhập hộ khẩu hoặc cấp thẻ BHYT, người chết không được xóa khẩu, hưởng chế độ theo quy định”, bà Hiền phấn khởi chia sẻ.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV