Không hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ không tạo ra sản phẩm tốt
Khách hàng luôn thích có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm,àmạngmuốncánhânhóasảnphẩmphảidựatrênsựthấuhiểumụctiêucuốicùngcủakháchhàkết quả roma hôm nay dịch vụ (options). Đó là điều hầu như không thể sai khi các công ty nói đến tâm lý mua hàng khách hàng vì nó gắn với mong muốn của con người. Chính vì vậy, tạo ra nhiều lựa chọn nhất cho khách hàng là một trong những điều mà Amazon, công ty hàng đầu về việc lấy khách hàng làm trung tâm, đã tập trung nỗ lực và tiền bạc để đầu tư. Không nghi ngờ gì, đó là một trong những chiến lược góp phần khá lớn trong thành công của họ. Ngoài ra, các bạn có thể dễ dàng nghĩ đến nhiều ví dụ thành công khác nhờ cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng so với đối thủ cạnh tranh.
Nhưng đó chỉ là bề nổi, nếu đặt mình vào vị trí khách hàng, chúng ta sẽ thấy mục tiêu cuối cùng của mỗi khách hàng không phải là nhiều sự lựa chọn. Bản chất của nhiều lựa chọn chính là việc cá nhân hóa sản phẩm; vì nhiều lựa chọn thì mỗi khách hàng, một cách dễ dàng, sẽ có được lựa chọn tốt nhất cho họ, vì vậy tạo ra lợi thế cạnh tranh. Amazon đã làm được được điều đó, mang lại lựa chọn tốt nhất ở mỗi chủng loại sản phẩm cho mỗi khách hàng dựa trên việc hiểu nhu cầu cuối cùng của khách hàng đối với sản phẩm của họ. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp hiểu và áp dụng sai về vấn đề tạo ra nhiều options này, trong đó có khá nhiều doanh nghiệp trong ngành viễn thông.
Các công ty viễn thông di động, cả ở Việt Nam và toàn cầu, cũng áp dụng chiến lược tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Một trong những giải pháp khá điển hình, một sản phẩm gần đây được cho là mang tính sáng tạo cao, đó là họ tao ra một ứng dụng giúp khách hàng tự thiết kế ra một gói cước cho bản thân họ bằng cách chọn một tổ hợp về số Mbps data, số phút gọi và số tin nhắn, ví dụ: 200.000 đồng cho 5G data + 100.000 đồng cho 250 phút thoại và 50.000 đồng được 150 tin nhắn. Một ý tưởng rất hay vì tính cá nhân hóa mà nó mong muốn đạt được. Nhưng tôi không tin đây sẽ là một sản phẩm thành công vì nó chưa giải quyết được mục tiêu cuối cùng của khách hàng.
Vậy thế nào là mục tiêu cuối cùng của khách hàng?
Để tìm mục tiêu cuối cùng của khách hàng hãy bỏ qua các thông tin và hành vi bề nổi và trả lời câu hỏi: thực sự thì khách hàng muốn đạt được điều gì? Hãy cùng xem ví dụ sau để thấy rõ hơn: