Lấy bối cảnh chiến tranh Thế giới thứ hai,ănhọcchâuÂutrênnềncuộcchiếbxhbd duc hình ảnh con người vươn lên tìm niềm vui sống được khắc họa qua một số tác phẩm. Bộ ba tác phẩm văn học châu Âu nổi bật trong năm vừa qua là Hiệu sách cuối cùng ở London, Một thư viện ở Paris vàKí họa Venice, vừa được ra mắt độc giả Việt Nam.
Chia sẻ về bộ sách này, bà Nguyễn Thu Trang – Phó Tổng Giám đốc Tân Việt Books – cho biết đã tổ chức giao dịch bản quyền những cuốn sách này trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Bà Thu Trang muốn tìm mua một bộ sách mà ở đó tôn vinh giá trị của các cuốn sách, khẳng định sách giúp con người hàn gắn nỗi đau mất mát qua các cuộc chiến.
Hiệu sách cuối cùng ở Londonlà cuốn tiểu thuyết đầy lãng mạn kể về cô gái Grace Bennett sống giữa một hiệu sách cũ kỹ ở thủ đô nước Anh trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Tác phẩm đề cao sức mạnh của sách trong việc xoa dịu những mất mát, tổn thương, giúp con người gắn kết với nhau, cùng vượt qua giai đoạn đen tối. Cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên câu chuyện có thật về một hiệu sách còn tồn tại sau cuộc oanh kích của Đức quốc xã, nhằm khắc họa tình bạn, tình yêu đôi lứa và lòng yêu chuộng hòa bình.
Năm 1939, cô gái Grace Bennett đặt chân đến London. Chiến tranh khiến cô e sợ và hoang mang. Nhưng rồi cô được người quen giới thiệu cho làm việc tại hiệu sách Đồi Primrose. Vốn không ham thích đọc sách, thế mà giờ đây Grace phải làm việc trong hiệu sách. May mắn thay, cô nhận được sự giúp đỡ của chàng trai Anderson trong vùng, một người thích đọc sách đã truyền cho Grace tình yêu văn chương.
Mỗi ngày trôi qua, London phải đối mặt với những đợt ném bom tàn khốc. Nhưng Đồi Primrose vẫn trở thành điểm đến ưa thích của người dân. Họ tìm thấy sự bình yên bên những trang sách. Grace Bennett cũng nhanh chóng ham mê sách, cô tìm đọc những tác phẩm của Jane Austen, Charlen Dickens, Mary Shelley... và lan tỏa tình yêu ấy cho những người xung quanh.
21 chương trong Hiệu sách cuối cùng ở London viết về đề tài cuộc chiến, nhưng tác giả không lẩn tránh thực tại, lại càng không quá ủy mị trong sự tàn khốc. Nhờ được làm việc trong hiệu sách, Grace tìm thấy sức mạnh diệu kỳ của văn chương.
Một thư viện ở Pariscủa Janet Skeslien Charles là tác phẩm dành cho những “mọt sách” chính hiệu. Tác phẩm được viết dựa trên câu chuyện có thật trong Thế chiến thứ Hai về những thủ thư anh hùng của Thư viện Hoa Kỳ ở Paris. Cuốn sách xoay quanh Odile – cô gái yêu đọc sách và khát khao làm việc tại thư viện. Năm 1939, Odile được tuyển chọn làm thủ thư tại Thư viện Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, khi Đức quốc xã chiếm đóng Paris, mọi thứ đã thay đổi. Thư viện trở thành mục tiêu để Phát xít thôn tính. Chúng yêu cầu tiêu hủy những cuốn sách và tài liệu mà chúng cho là ảnh hưởng đến chế độ hoặc sách do tác giả người Do Thái viết.
Thế nhưng, các thủ thư ở Thư viện Hoa Kỳ vẫn quyết tâm duy trì hoạt động bằng cách giao sách tận tay những người không được phép vào thư viện và gửi đi các tác phẩm bị cấm đọc thay vì tiêu hủy chúng.
Odile có một ngượi bạn tâm giao là Margaret. Hoàn cảnh và những sự hiểu nhầm đã khiến mối quan hệ của hai người bị rạn nứt. Họ không làm bạn song vẫn âm thầm dõi theo cuộc sống của nhau kể cả khi ở khoảng cách xa. Bởi thế, tác phẩm còn là bài ca về sự khoan dung, lòng tha thứ. Chiến tranh kết thúc, Odile kết hôn và chuyển đến sống ở Mỹ. Qua sự tò mò của cô bé hàng xóm Lily, cuộc đời Odile một lần nữa dần hé mở. Tình bạn giữa hai con người từ hai đất nước, hai thế hệ dần được hun đúc.
Phương châm của Thư viện Hoa Kỳ ở Paris là “Ánh sáng của những cuốn sách bừng lên trong đêm tối của chiến tranh”. Đây cũng chính là thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải.
Kí họa Venicecủa Rhys Bowen là một câu chuyện đẹp nhưng chứa đựng nỗi buồn, kể về hai nhân vật chính là Caroline - bà mẹ đơn thân và Lettie (Juliet) – bà trẻ của Caroline. Cốt truyện được thể hiện song song, lồng ghép giữa quá khứ của bà Lettie và hiện tại của Caroline.
Khi bà trẻ Lettie sắp qua đời, bà muốn giao cho Caroline chiếc hộp có chứa một cuốn sổ kí họa bên trong cùng ba chiếc chìa khóa bí ẩn. Caroline bắt đầu đến Venice – thành phố nơi diễn ra mọi thăng trầm trong cuộc đời bà Lettie – và bắt đầu tìm hiểu về quá khứ của bà.
Bà Lettie tên thật là Juliet, sống trong thời chiến tranh Thế giới thứ Hai. Hai lần đặt chân đến Venice là hai lần chuyện tình cảm của bà với Leonardo da Rossi gặp nhiều biến động. Họ yêu nhau nhưng do hoàn cảnh nên không đến được với nhau. Kết quả của mối tình ấy là một đứa con chung. Trước giờ phút sinh tử, Leonardo nhường cho Juliet tấm thẻ tự do để bà được bình an trở về nước.
Càng khám phá bí mật của bà Lettie, Caroline càng nhận thấy đây là một người phụ nữ dũng cảm, bản lĩnh và quyết theo đuổi tình yêu. Ở nơi đất khách quê người, bà Lettie từng là một điệp viên, người mẹ đơn thân, tù nhân chiến tranh và người tị nạn.
Trên tất cả, Kí họa Venicelà bài ca về sự sống, sức mạnh nội tại của con người trong cuộc chiến khốc liệt của nhân loại.
Rhys Bowen là tác giả nổi tiếng người Anh. Trong số hơn 40 tiểu thuyết của bà có nhiều tác phẩm đứng trong danh sách best-seller theo bảng xếp hạng của New York Times. Bà đã giành được nhiều giải thưởng như: Giải Macavity and Left Coast Crime Awards, Giải Agatha, đều cho mục tiểu thuyết lịch sử hay nhất.