Bộ GD-ĐT vừa ban hành các Thông tư 01,ếphạnggiáoviênXếphạngcảđạođứtỷ lệ cược 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập. Các thông tư này thay thế các văn bản cũ do Bộ GD- ĐT và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015. Đạo đức giáo viên hạng I cao hơn đạo đức giáo viên hạng II? Chia sẻ với VietNamNet, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, một trong những điểm mới của chùm Thông tư là có thêm Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Theo thầy Hiếu, điều này là hoàn toàn phù hợp, cần thiết. Tuy nhiên, bất cập cũng chính ở điểm mới này. Chẳng hạn, theo Thông tư 03, giáo viên THCS hạng III có 4 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Với giáo viên THCS hạng II thì ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên hạng III, được bổ sung thêm tiêu chuẩn: “phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo”. Còn giáo viên THCS hạng I thì ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên hạng II, "phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo”. Việc có phần tiêu chí đạo đức nghề nghiệp riêng ở từng hạng cũng được thể hiện trong các thông tư còn lại. Theo đó, cứ hạng cao hơn thì có thêm tiêu chí. Chẳng hạn, với giáo viên mầm non hạng II thì "...ngoài các tiêu chuẩn với giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo". Theo thầy Hiếu, về số lượng chứng chỉ, tên văn bằng đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thành tích và thâm niên công tác của từng cán bộ quản lý, giáo viên ở các cấp có thể khác nhau (xếp hạng I, hạng II, hạng III...), nhưng đạo đức nhà giáo thì không nên phân loại để xếp hạng thành I, II, III. “Ở đây, không nói chuyện đúng hay sai, mà tôi nghĩ là chưa phù hợp. Nếu không tường minh các khái niệm rất dễ làm cho giáo viên hiểu sai và gây tranh cãi. Không nên "mặc định" đạo đức nhà giáo theo kiểu hạng I cao hơn hạng II, còn đạo đức nhà giáo hạng II sẽ cao hơn nhà giáo hạng III”, thầy Hiếu nói. Vì vậy, cả 3 hạng giáo viên chỉ cần thống nhất một mức tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp. "Đạo đức phải là giá trị phổ quát" Một giáo viên khác ở TP.HCM thì đặt câu hỏi: “Ví dụ tại thời điểm này, giáo viên được công nhận hạng I và được hưởng lương hạng I. Giả sử năm sau, giáo viên này vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì liệu có được coi là hạng I nữa không, hay có bị xuống hạng II hay không. Thông tư chưa nói rõ điều này?”. Ngoài ra, theo anh, đã đặt ra tiêu chí cụ thể về đạo đức cho từng hạng thì cần có quy định xét lại hạng theo từng năm. Bởi đạo đức là điều hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, thầy N.T, hiệu trưởng một trường cao đẳng cho hay cảm thấy hài hước và "dở khóc dở cười" khi đọc đến phần tiêu chuẩn đạo đức ở từng hạng giáo viên. "Tôi nghĩ đã là tiêu chuẩn đạo đức cho các hạng phải cùng tiêu chí, không phân biệt. Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung, phải là giá trị phổ quát cho mọi người. Do đó, không thể tách riêng ra từng hạng, vì hạng nào thì cũng là đối tượng giáo viên và phải thực hiện chung các nguyên tắc về chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp" - thầy T. nói. Chưa kể, theo thầy giáo này, Bộ GD-ĐT đã từng có Quyết định số 16 năm 2008 quy định về đạo đức nhà giáo. Trong đó, Điều 4 quy định về đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác (phẩm chất chính trị, tác phong...) là những quy định chung và bắt buộc giáo viên phải thực hiện. Vì vậy, việc đưa những tiêu chuẩn này vào chùm thông tư mới là thừa. Mai Ngọc Chưa kịp vui mừng vì được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhiều giáo viên tiếp tục lên ‘cơn sốt’ về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên THCS hạng I, II, III theo thông tư 03 Lý do chứng chỉ 2 triệu đồng khiến giáo viên ‘xáo động’