Quang cảnh Kỳ họp thứ 6,ẫncòntìnhtrạngchậmbanhànhvănbảnngườidânchịuthiệtthòkết quả u23 iran Quốc hội khóa XV.
Một số kiến nghị của cử tri liên quan đến việc an sinh xã hội, hỗ trợ khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống của người dân đã được các bộ, ngành nghiên cứu, tiếp thu nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.
Đó là một trong số những hạn chế của việc giải quyết kiến nghị của cử tri do ông Dương Thanh Bình, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV ngày 23/10.
Chậm hỗ trợ bảo hiểm y tế của hơn 700.000 người
Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người dân bị ảnh hưởng do bộ, ngành chậm xây dựng, trình ban hành quy định.
Báo cáo của ông Dương Thanh Bình nêu rõ: Từ Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV đến nay, cử tri nhiều địa phương Thái Nguyên, Hòa Bình, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh... đã liên tục đề nghị Nhà nước hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người dân các xã ATK cách mạng.
Qua giám sát cho thấy trong những năm qua, để ghi nhận công lao đóng góp và tri ân đồng bào các dân tộc tại các xã ATK cách mạng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đầu tư, hỗ trợ, trong đó có chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế.
Chính sách hỗ trợ về thẻ bảo hiểm y tế sẽ được áp dụng từ năm 2021, nhưng do Bộ Y tế chưa kịp thời trình ban hành quy định cụ thể nên chính sách này chưa được triển khai thống nhất trên toàn quốc.
Đến năm 2023, vẫn còn hơn 700.000 người dân trên địa bàn xã ATK cách mạng thuộc 25 địa phương chưa được hưởng chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế.
Cũng theo báo cáo, từ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đến nay, cử tri nhiều địa phương liên tục kiến nghị các bộ, ngành ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 62/2020 về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định 106/2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Chậm nhất đến hết ngày 31/10/2020, các bộ, ngành phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành, định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý (Nghị định 62/2020). Nhưng đến nay, Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện.
Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn 2 nghị định trên được Quốc hội đánh giá: "Làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả việc hoàn thiện danh mục vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, việc xác định biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị."
Đánh giá mặt tích cực, ông Dương Thanh Bình cho biết thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như: Lao động, Thương binh và Xã hội; Y tế; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Tài nguyên và Môi trường…
Đến nay, 2.751 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,5%. Trong số đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã trả lời 69/69 kiến nghị.
“Cử tri đánh giá cao thời gian qua, hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội được nâng cao, khẳng định Quốc hội ngày càng gắn bó mật thiết với Nhân dân,” ông Dương Thanh Bình cho hay.
Một số vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm trong thời gian qua đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn như: Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật; giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản; hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản...
Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, đã giải quyết và trả lời 2.591/2.605 kiến nghị. Nhìn chung, các kiến nghị của cử tri đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tập trung nghiên cứu giải quyết, thể hiện trách nhiệm cao trong quản lý nhà nước.
Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã giải quyết, trả lời 61/61 kiến nghị; trong đó Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã trả lời việc hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự; tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức các phiên tòa trực tuyến; việc phân bổ biên chế đảm bảo cho các Tòa án hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nghiên cứu đổi mới tổ chức, hoạt động cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao…
Tăng cường chất lượng giám sát
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các Đoàn đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý kiến nghị của cử tri; đảm bảo đúng thẩm quyền xử lý của các cơ quan ở Trung ương; gửi báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành giải quyết những tồn tại hạn chế như đã nêu trong báo cáo; rà soát xử lý dứt điểm các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, bảo đảm giải quyết có chất lượng, đúng lộ trình đã báo cáo với cử tri.
Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến kiến nghị với Đảng, Nhà nước chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá tổng thể các nguy cơ về thiên tai, sạt lở đất, cháy nổ, an toàn hồ đập, an toàn giao thông, an toàn khi tổ chức các sự kiện có đông người... để có giải pháp phù hợp, chủ động đề phòng và xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố, bảo đảm an toàn cho người dân đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp thiếu trách nhiệm trong quản lý và thi hành công vụ, công khai danh tính, địa chỉ để Nhân dân giám sát.
Ông Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp hiệu lực, hiệu quả hơn nữa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống./.
TheoTTXVN
相关文章:
相关推荐:
0.5644s , 7169.7421875 kb
Copyright © 2025 Powered by Vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản, người dân chịu thiệt thòi_kết quả u23 iran,Fabet