当前位置:首页 >Thể thao >Cô giáo người Ý tự thuê nhà Hà Nội, bắt xe buýt đi làm_bảng xếp hạng hạng 4 anh

Cô giáo người Ý tự thuê nhà Hà Nội, bắt xe buýt đi làm_bảng xếp hạng hạng 4 anh

2025-01-11 12:48:38 [Thể thao] 来源:Fabet

Cô Benimeo Maria (60 tuổi) đang là giảng viên biệt phái Bộ Ngoại giao Italia. Cô cho biết việc đến Việt Nam là hoàn toàn bất ngờ sau khi cô hoàn thành việc giảng dạy tại Canada.

“Bộ Ngoại giao muốn cử 1 người có thâm niên giảng dạy và tôi được chọn đến Việt Nam” - Cô Maria chia sẻ.

{keywords}
Cô Benimeo Maria

Tính đến hiện tại,ôgiáongườiÝtựthuênhàHàNộibắtxebuýtđilàbảng xếp hạng hạng 4 anh cô đã công tác tại khoa tiếng Ý được 5 năm và đã quen với cuộc sống tại Hà Nội.
Hàng ngày, cô giảng dạy tại trường khoảng 8 tiếng sau đó quay trở lại đại sứ quán làm việc.

Trước đây, nhận thấy việc di chuyển từ ngôi nhà đã được cấp đến trường và đến đại sứ quán quá xa, hơn nữa lại muốn sống ở nơi có đông người Việt, cô Maria đã quyết định tự đi thuê nhà.

“Khoảng thời gian đầu đến Hà Nội, tôi đã chuyển nhà khoảng vài lần. May mắn bây giờ, tôi gặp được bà chủ nhà nói được tiếng Anh, xung quanh lại có nhiều tiện ích nên tôi đã ở đây được khoảng vài năm rồi. Bà chủ nhà rất tốt, thỉnh thoảng còn rủ tôi đi tham quan, du lịch”.

Là người ưa thích phương tiện công cộng, cô Maria cũng không sử dụng xe riêng được cấp mà chọn đi làm bằng xe buýt.

Một điều khiến cô xúc động là trong quá trình giảng dạy ở trường, sinh viên dành rất nhiều tình cảm cho cô. Trong giờ giải lao, cô thường được đưa đi ăn những món ă của sinh viên, cùng nghe nhạc Hàn và được khoe bộ sưu tập thẻ của nhóm nhạc BTS.

“Các bạn rất tốt với tôi và tôi vô cùng trân trọng điều đó”, cô nói.

Những tiết học online không nhàm chán

Trong 2 năm vừa qua, do dịch bệnh Covid 19 nên cô phải chuyển sang dạy online cho học sinh. Nhớ lại thời điểm Hà Nội cách ly xã hội, nhiều sinh viên năm cuối không thể học kịp học phần để tốt nghiệp, cô đã chủ động xin khoa mở lớp dạy để giúp sinh viên ra trường đúng hạn.

“Trong khoảng thời gian đó, tôi phải thực sự cảm ơn mạng Internet đã giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn học tập khó khăn. Nhiều sinh viên phải học cải thiện nên tôi đã mở lớp online để kèm cặp thêm” , cô Maria nhớ lại.

{keywords}
Cô Benimeo và sinh viên

Mới đây, cô đã có thể quay trở lại trường. Thông thường, cô chủ yếu dạy sinh viên năm thứ 3 nhưng năm nay, cô nhận dạy thêm cả khóa sinh viên mới trúng tuyển. Vì thế mới có một kỉ niệm vui là, thỉnh thoảng, cả cô và trò đều bối rối khi nói tiếng Ý và thường phải giao tiếp bằng tiếng Anh.

“Hôm đầu tiên đi học, tôi có nhờ các bạn xuống khoa xin cho tôi chút giấy. Nhưng các bạn lại không biết văn phòng ở đâu vì là sinh viên năm nhất ngày đầu đến trường. Thế nên tôi đã đưa các bạn đến khoa và sau khi học xong, tôi đưa đi tham quan xung quanh trường”.

Do nhiều sinh viên là F0, F1 và nhà trường có quy định cho phép lựa chọn việc học trực tiếp hay trực tuyến nên sĩ số lớp khá vắng. Các giảng viên phải vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến, và với cô Benimeo, đây thực sự là 1 thử thách.

“Lớp học của tôi chỉ có khoảng 9 sinh viên học trực tiếp. Tôi vừa phải giảng vừa phải đứng trước máy quay nói. Thỉnh thoảng sinh viên nói không thấy tôi ở đâu. Thật là vất vả” - Cô chia sẻ.

Do đặc thù học ngôn ngữ, cô Maria nhấn mạnh việc cần phải xem khẩu hình của người bản ngữ để có thể phát âm chuẩn xác và hiểu từ vựng. Thêm vào đó, cô cho rằng tiếng Ý có nhiều điểm tương đồng với tiếng Anh và tiếng Latinh nên mỗi khi có từ mới, cô cố gắng liên hệ với tiếng Anh để sinh viên đoán từ. “Đó là 1 cách học và nhớ từ vựng rất tốt dành cho các bạn sinh viên” - cô nói.

Cũng trong quá trình dạy online, cô Maria nhận thấy sinh viên của mình không thích việc đọc nhiều chữ và sẽ dễ tiếp thu bằng cách xem nhiều hơn. Vì thế, cô luôn cố gắng thiết kế bài giảng có video để tạo hứng thú. Cô cho biết sinh viên luôn có những cách vô cùng độc lạ để trả lời câu hỏi.

“Mỗi khi tôi hỏi, họ sẽ đáp lại nhưng 1 cách rất khác biệt. Họ nhắn cho tôi những hình trái tim, gửi ảnh, thay avatar hay là dùng các filter đổi mặt thú vị. Sinh viên bình luận với những nút like và điều đó tôi thấy rất hay”- Cô chia sẻ.

{keywords}
 

Giảng dạy tại Trường ĐH Hà Nội được 5 năm, vì thế cô Maria đã có nhiều cựu sinh viên.

“Khoa của tôi có nhiều người cũng khá trẻ, trong đó 1 vài người là cựu sinh viên. Thỉnh thoảng đi ngoài đường, tôi cũng gặp 1 vài sinh viên chào tôi và tôi rất hạnh phúc vì điều đó” - Cô Maria nói.

Sắp tới, cô Maria phải chuyển về Rome công tác vì nhiệm kỳ tại Việt Nam chỉ kéo dài 6 năm. Cô luôn mong muốn sẽ có thể trở về Việt Nam trong tương lai để gặp lại sinh viên cũng như đi du lịch nhiều hơn.

Doãn Hùng

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cao nhất Trường ĐH Hà Nội năm 2021

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cao nhất Trường ĐH Hà Nội năm 2021

Năm 2021, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất vào Trường ĐH Hà Nội với 37,55 điểm. Xếp sau đó là các ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật - đều ở mức trên 36 điểm.

(责任编辑:Cúp C2)

    推荐文章
    热点阅读