Hàng quán “đổ xô” lên ứng dụng
Quỹ thời gian hạn hẹp khiến câu hỏi ăn gì,àhàngquánănthờiđãonlineđúngcásoi kèo bóng đá tối hôm nay ăn ở đâu trở thành bài toán hóc búa của không ít người. Cộng thêm điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường tại Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, việc bước chân ra ngoài mỗi giờ ăn trưa trở thành “cơn ác mộng”. Nếu mua sắm có thể chờ đợi thì ăn uống lại không thể trì hoãn. Từ thực tế này, các app giao đồ ăn trở thành “cứu cánh”, ngày càng được nhiều người, nhất là giới trẻ, nhân viên văn phòng lựa chọn.
Đơn cử như Thanh Tâm (kế toán) vừa chuyển văn phòng từ quận 5 sang Thủ Thiêm, quận 2, TP HCM. Nơi làm việc mới của cô là một tòa nhà mới xây, hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên, khu đô thị mới lại vắng bóng những cửa hàng ăn uống. Nữ nhân viên văn phòng cho biết, nếu không nhờ ứng dụng giao thức ăn, cô và các đồng nghiệp chỉ có cách đánh đổi giấc ngủ trưa để sang quận 1.
Mỹ Dung có con gái hơn một tuổi. Là sếp của một công ty tổ chức sự kiện tại quận 3, có những hôm họp với đối tác về muộn, cô phải vội vào bếp để nấu cơm cho chồng, sau đó tắm rửa, pha sữa, cho con đi ngủ. “Cũng vì quá vội, nhiều khi món ăn nấu nhạt vị, chưa chín là chuyện thường tình”, Dung kể. Giải pháp của Mỹ Dung cho những ngày bận rộn là cậy nhờ dịch vụ đồ ăn trực tuyến.
Những khách hàng như Thanh Tâm hay Mỹ Dung ngày càng nhiều. Hình thức kinh doanh mang hàng quán lên ứng dụng do đó ngày được đón nhận, kéo theo sự đổ bộ của nhiều thương hiệu ăn uống, từ bình dân đến cao cấp lên các ứng dụng. Bên cạnh bắt kịp xu hướng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, loại hình này giúp các hàng quán giải quyết vấn đề về chi phí vận hành kinh doanh đắt đỏ hiện nay.
Quán bún nem nướng Hoàng Cẩm (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) bị “phục kích” bởi đội shipper công nghệ vào giờ cao điểm |
Hàng kinh doanh bún nem nướng Hoàng Cẩm trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Phú Nhuận, TP.HCM) dù chưa đầy 15m2 và chỉ có khoảng 2 bàn cho khách ngồi ăn tại quán, tuy nhiên địa chỉ này lúc nào cũng tấp nập người giao hàng thuộc các ứng dụng công nghệ. “Thay vì tốn kém một khoản lớn cho tiền thuê “mặt tiền” đẹp, nhân viên, shipper... tôi chỉ cần đăng thông tin, hình ảnh, biểu giá lên ứng dụng, lượng đơn hàng kể từ đó cũng tăng lên vù vù", anh Cẩm, chủ quán cho biết.
Ngoài mặt bằng, chi phí tiếp thị cũng là một vấn đề khiến không ít chủ quán đau đầu. “Từ ngày hợp tác với các ứng dụng, tôi thấy tên tuổi của quán mình như được “thơm lây" nhờ việc tăng số lần “hiển thị" thông qua những chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, quán cũng được kha khá “khách lạ" ghé mua dù nằm sâu trong hẻm, bên cạnh những thực khách online", anh Cẩm nói thêm. Dường như, đưa hàng quán lên “chợ ảo” một lần nữa chứng tỏ sức hút đối với các chủ quán trong thời đại 4.0.
"Hiển thị" trên app liệu đã đủ?
Dễ thấy, việc kinh doanh ăn uống thời công nghệ chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Tuy nhiên, không phải cứ đem quán ăn lên ứng dụng là có thể ăn nên làm ra, đơn hàng và thực khách tấp nập. Việc hàng quán có “đổi đời" hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
(责任编辑:Cúp C2)
Chuyện cảm động về người phụ nữ được 2000 lính cứu hỏa gọi là mẹ
Chủ tịch nước: Vững tin vào tương lai của đất nước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xin thôi chức
Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương: Phát huy truyền thống anh hùng trong tình hình mới
Quay cảnh phóng nhanh trên quốc lộ rồi đăng Facebook, tài xế xe khách bị xử phạt
Năm 2010, Bình Dương đạt được nhiều thành tựu quan trọng
Hội Nông dân huyện Bến Cát: Nhiều chương trình giúp hội viên thoát nghèo
Ước mơ làm cô giáo của một công nhân
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng