Luôn trăn trở,ấuấntiêbd so 888 tìm tòi, nắm bắt thời cơ, đi đầu trong mọi phong trào cách mạng ở từng giai đoạn lịch sử là truyền thống quý báu được người Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và hôm nay, trước những yêu cầu, thách thức mới, Đảng bộ, chính quyền, nh ân dân Bình Dương lại tiếp tục nghĩ suy, sáng tạo, chung sức, chung lòng để xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình, hướng đến trở thành thành phố thông minh trong tương lai…
Ngoài việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp kiểu mẫu, Bình Dương còn tiên phong xây dựng đô thị thông minh. Trong ảnh: Quan khách tham dự Hội nghị lần thứ 11 Đại hội đồng Hiệp hội đô thị khoa học thế giới (WTA) tại Bình Dương năm 2018. Ảnh: XUÂN THI
Tiên phong cách mạng
Từ cuối những năm 20 của thế kỷ trước, sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã tìm đường để trở về cứu nước, cứu dân. Phong trào cách mạng trong nước lúc bấy giờ diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ. Cuối năm 1929 đầu năm 1930, ở nước ta xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời đã ảnh hưởng trực tiếp đến những người tiên tiến trong tổ chức thanh niên, mở ra một cao trào thành lập các chi bộ cộng sản ở các địa phương trong nước.
Tại Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương, sau một thời gian tuyên truyền, giác ngộ xây dựng cơ sở, tháng 1-1930, chi bộ dự bị đặc biệt được thành lập tại Đề-pô xe lửa Dĩ An gồm 2 đảng viên. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng ở Thủ Dầu Một. Từ đó, phong trào công nhân tại địa phương có bước phát triển mới. Tiếp sau Chi bộ Đề pô xe lửa Dĩ An, các chi bộ Bình Nhâm, Phú Riềng lần lượt được thành lập. Từ khi ra đời, tổ chức cơ sở Đảng ở Thủ Dầu Một đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, hoạt động có hiệu quả trên nhiều mặt, xây dựng được cơ sở Đảng vững chắc, phát triển thêm đảng viên mới để chuẩn bị điều kiện lập thêm chi bộ, xây dựng được các tổ chức quần chúng bí mật, bán công khai.
Việc ra đời các tổ chức Đảng và phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng nhân dân là minh chứng cho ý chí quyết tâm của nhân dân Thủ Dầu Một một lòng đi theo ngọn cờ cách mạng ngay từ những ngày đầu. Để rồi với quyết tâm ấy, nhân dân Bình Dương đã cùng với nhân dân cả nước nhất tề phá tan xiềng xích, đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân trong cuộc cách mạng vào mùa thu tháng Tám lịch sử năm 1945. Cuộc cách mạng là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, bất khuất của người Bình Dương tiếp tục được bồi đắp tô thắm rạng rỡ trong hai cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những Bàu Bàng, Dầu Tiếng, những Bông Trang, Nhà đỏ, Chiến khu Đ… đều in đậm chiến công của quân dân Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương. Tất cả đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Tiên phong trong đổi mới
Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ, quân dân Bình Dương lại bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới: Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục sản xuất. Là một địa phương thuần nông, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hạ tầng yếu kém, xuất phát điểm kinh tế - xã hội rất thấp… là những trở ngại vô cùng lớn trên con đường phát triển của tỉnh.
Đường lối đổi mới của Đảng ra đời như một luồng gió mát thổi khắp cả nước. Bình Dương sẽ làm gì để hưởng ứng và góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nước là câu hỏi luôn khiến lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền địa phương trăn trở, suy ngẫm. Và trong thời điểm khó khăn ấy, truyền thống cách mạng, tinh thần sáng tạo, đi đầu của người Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương lại một lần nữa được phát huy triệt để. Không trông chờ ỷ lại hay chậm trễ, tỉnh đã nhanh chóng phát huy mọi tiềm lực để phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt là tạo ra những đột phá trong kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp.
Vào những năm 1995, 1996, trong khi cả nước đang còn loay hoay với mô hình khu chế xuất rối rắm về cơ chế và chính sách thì Sông Bé - Bình Dương đã đi đầu trong mô hình phát triển các khu, cụm công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp (KCN) được ra đời bởi nguồn vốn liên doanh giữa Nhà nước và tư nhân, sau đó là các KCN hoàn toàn do tư nhân đầu tư. Từ KCN Sóng Thần 1 - KCN đầu tiên được hình thành từ năm 1995 - đến nay Bình Dương đã có 29 KCN với tổng diện tích trên 12.700 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt gần 83% và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 800 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt trên 67%.
Các KCN ở Bình Dương đều là điểm đến hấp hẫn của các nhà đầu tư, trong đó KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) sau hơn 20 năm đi vào hoạt động vẫn giữ vai trò mô hình KCN kiểu mẫu trong quy hoạch lẫn thu hút đầu tư của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Với hạ tầng khu, cụm công nghiệp được đầu tư đồng bộ, hiện đại, hệ thống giao thông, nhất là các công trình giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh không ngừng được đầu tư đồng bộ, liên hoàn và chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư được ra đời từ rất sớm, Bình Dương nhanh chóng trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bình Dương cũng là vùng đất lành của hàng trăm ngàn lao động đến từ khắp các địa phương trong nước.
Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được của tỉnh Sông Bé trước đây, với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, Bình Dương đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng để đưa một tỉnh còn nhiều khó khăn trở thành một địa phương phát triển công nghiệp hàng đầu; cùng với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp ngày càng lớn vào kinh tế chung của cả nước.
Tiên phong xây dựng đô thị thông minh
Năm 2019 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. Mặc dù vẫn có nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhiều mục tiêu đặt ra đã đạt được, nhiều chỉ tiêu đã vượt kế hoạch của cả nhiệm kỳ. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Bình Dương đã đạt những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, là điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua là rất quan trọng và khá toàn diện. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức cũng đã sớm được nhìn nhận. Đó là, xu hướng phát triển bền vững, những yêu cầu về giá trị gia tăng và hàm lượng trí thức của sản phẩm, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… Tất cả đòi hỏi tỉnh phải sớm tìm ra giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa. Từ thực tế đó, trong những năm qua, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới, mang tính đột phá và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp, đồng thời hướng đến mục tiêu duy trì lợi thế thu hút FDI, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế, Bình Dương đã bắt tay thực hiện mô hình phát triển thành phố thông minh.
Tháng 11-2016, Đề án Thành phố thông minh Bình Dương đã được phê duyệt. Đây là chương trình chiến lược đột phá kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2021, tầm nhìn 2030, hướng tới một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn, đặt ra những nền tảng cơ bản đầu tiên cho một nền dịch vụ, sản xuất công nghệ cao, quy hoạch đô thị theo hướng thông minh, tạo tiền đề tiến lên nền kinh tế tri thức. Có thể nói mục đích của thành phố thông minh là tìm ra phương pháp đi nhanh hơn, có cách tiếp cận thông minh hơn với mục tiêu cuối cùng là thực hiện tốt các chương trình hành động về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển đô thị văn minh, giàu đẹp; phát triển dịch vụ hàm lượng tri thức cao phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị; huy động các nguồn lực để đổi mới thu hút đầu tư, nâng tầm quốc tế cho thương hiệu Bình Dương.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ và có trách nhiệm của các đơn vị liên quan, tin tưởng rằng Bình Dương không chỉ là thành phố đầu tiên tại Việt Nam trở thành thành viên Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) mà còn trở thành một trong những thành phố thông minh của thế giới trong tương lai.
Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được của tỉnh Sông Bé trước đây, với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, Bình Dương đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng để đưa một tỉnh còn nhiều khó khăn trở thành một địa phương phát triển công nghiệp hàng đầu; cùng với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp ngày càng lớn vào kinh tế chung của cả nước