当前位置:首页 > Thể thao

Bộ Giáo dục_soi keo stuttgart

Trong Thông tư 26 năm 2009 quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh,ộGiáodụsoi keo stuttgart sinh viên, Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn lễ phục như sau:

Áo: Áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.

Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.

Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.

Cũng theo thông tư này, tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

Lễ phục tốt nghiệp của trường Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, thầy hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ


Lễ phục tốt nghiệp được chọn thế nào? 

Hình ảnh Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên đã gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí có ý kiến cho rằng rất “lố bịch”, dị biệt.
 
Đêm qua (31/7/2022), Giám đốc ĐH Quốc gia đã đề nghị nhà trường báo cáo bằng văn bản về công tác tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp hôm 29/7 gây tranh cãi trên mạng xã hội. Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phải giải trình trước ngày 2/8. Đồng thời, chỉ đạo, rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.
 
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng hãy nhìn vấn đề theo góc nhìn khác.

"Lễ phục của Trường ĐH Kinh tế bị phản đối vì hiện nay mọi người đã quá quen với cái cũ, bị dẫn dắt bởi lối mòn phản kháng lại mọi cái mới, cái chưa quen... Còn tất cả các hành vi, nếu không vi phạm pháp luật, phù hợp với đạo lý và luân lý, rất cần trân quý và thận trọng trong đánh giá để khuyến khích cái mới, cái tích cực nhằm phục vụ cộng đồng" - một độc giả gửi phản hồi về VietNamNet.

Đặc biệt, trên nhiều diễn đàn của sinh viên, phần lớn để lại bình luận tích cực.
 
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng lễ phục tốt nghiệp của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) không dị biệt.  

Lễ phục tốt nghiệp của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

“Nhìn nhận bề ngoài lễ phục của Trường ĐH Kinh tế đẹp, đó là đặc trưng của trường đại học. Tiếc rằng khi đặc trưng thì mọi người lại nói phải thế này, phải thế kia, thậm chí có người phản đối việc mặc đồng phục như vậy là quá lố bịch, thậm chí là dị biệt. Tôi nghĩ lãnh đạo trường suy nghĩ của họ và điều này đã được quy định trong quy định của trường rồi. Nếu như trường chưa có quy định thì nói sao cũng được, nhưng mà đã có quy định và quy định đã được phổ biến rộng rãi trong trường đại học thì mình cứ làm thôi”- ông Sơn nói.
 
Cũng theo ông Sơn trong lễ phục có quyền trượng và việc cầm quyền trượng cũng không có gì dị biệt. Vì nó đặc trưng cho quyền lực của nhà trường. Lễ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng thường xuyên làm như vậy đặc biệt là các trường ĐH ở Anh quốc.

“Quy định của trường thì trường làm. Mọi người đừng chê bai. Nếu họ làm sai quy định của pháp luật thì mới phải bàn” – ông Sơn đưa ra quan điểm.
 
Về lễ phục tốt nghiệp của các trường hiện nay, ông Sơn cho rằng trường nào cũng có quy định của trường đó. Quy định thì phải lấy ý kiến của sinh viên và giảng viên. Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM quy định tốt nghiệp đại học phải nghi lễ phải nghiêm túc và tôn trọng người lấy bằng. Lễ phục phải sang trọng, đẹp. Trước khi đặt may thì sẽ lấy ý kiến của toàn thể sinh viên trong trường.

Cũng theo ông Sơn lễ phục tốt nghiệp hiện không chỉ dành riêng cho các bậc đại học, sau đại học mà nó đã đại trà, từ mầm non tới phổ thông khi tốt nghiệp đều có thể mặc, miễn rằng mặc đẹp và thấy vui là được.
 
PGS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho hay tuỳ quan điểm của từng trường, lễ phục tốt nghiệp do nhà trường quy định sau khi lấy ý kiến của toàn thể giảng viên, sinh viên. Trường ĐH Luật TP.HCM xác định lễ tốt nghiệp phải thật sự sang trọng, đơn giản, phù hợp nhưng phân biệt được các thứ hạng bằng cấp như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… Lễ phục không được diêm dúa, lai căng. Khi chọn lễ phục nhà trường yêu cầu tất cả các giảng viên, sinh viên đều góp ý vì cái đẹp của mỗi người là khác nhau. Sau khi thống nhất chọn được một bộ chuẩn nhà trường mới đặt may.  

GS Nguyễn Văn Tuấn,  Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydne, cho hay lễ phục tốt nghiệp ở các nước trong khối nói tiếng Anh thường theo truyền thống Đại học Oxford hay Cambridge. Lễ phục tốt nghiệp thường có 3 loại chính, đó là áo thụng, nón, hood (choàng sau lưng). Màu của hood xác định chuyên ngành. Ví dụ như màu tím là ngành y, màu đỏ là kĩ thuật, màu trắng là khoa học xã hội và nhân văn. Có đến 20 màu khác nhau.
 
Nón xác định loại bằng cấp. Nón trong khoa bảng thường có hình vuông, tượng trưng cho sách vở, cho thành tựu trong sự học. Sau này, vài đại học có loại nón tròn hay nón bát giác thường dành cho tiến sĩ, còn nón vuông cho cử nhân và cao học thạc sĩ. 
 
Cây quyền trượng (mace) là tượng trưng cho uy quyền. Sự hiện diện của nó trong buổi lễ có nghĩa là có người với chức vụ cao nhất trong buổi lễ. Trong đại học, quyền trượng có nghĩa là đại học là ‘người’ duy trì truyền thống học thuật và uy quyền đối với những người đến đó theo học. Nhưng khi hành lễ nó phải được đặt trên giá nằm ngang, ý nói là chỉ sử dụng quyền lực một cách công minh. Ở các đại học Anh và Úc, hiệu trưởng không cầm quyền trượng, mà là một phụ tá cầm quyền trượng đi trước và hiệu trưởng đi sau đó.
Tại sao hiệu trưởng đại học dùng quyền trượng trong lễ tốt nghiệp?Trong lễ tốt nghiệp của nhiều đại học Mỹ và châu Âu, hiệu trưởng thường cầm quyền trượng, đeo vòng cổ cùng với lễ phục tốt nghiệp để thể hiện sự uy nghi, quyền lực.

分享到: