Kiến nghị kiểm điểm Chủ tịch tỉnh,ámđốcSởTNMTLạngSơnkỳkhôngthựchiệntiếpdâlich thi dau bunletliga giám đốc các Sở ngành lười tiếp dân
Thanh tra Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Lạng Sơn trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và quản lý đất đai giai đoạn 1/1/2010-31/12/2017.
Kết luận thanh tra chỉ rõ nhiều lãnh đạo sở, ngành của tỉnh Lạng Sơn không thực hiện đầy đủ việc tiếp công dân. Đáng chú ý, có trường hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) không thực hiện tiếp công dân định kỳ tại 22 kỳ. Công tác tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh và nhiều lãnh đạo sở, ngành đạt dưới mức 30%.
Công tác tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh và nhiều lãnh đạo sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đạt dưới mức 30% (Ảnh: Quang cảnh một buổi tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân TP Lạng Sơn/ Nguồn: langson.gov). |
Cụ thể: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì thực hiện tiếp 12/96 kỳ (12%); Chủ tịch UBND huyện Bình Gia 16/59 kỳ (27%); Chủ tịch UBND huyện Tràng Định 41/146 kỳ (28%); Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường 1/56 kỳ (0,17%)…
Ngoài ra một số Chủ tịch UBND huyện, giám đốc sở không thực hiện việc tiếp công dân định kỳ mà giao cho cán bộ tiếp công dân cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng giao cán bộ tiếp 38/138 kỳ (27,5%); Chủ tịch UBND huyện Bình Gia giao cán bộ tiếp 8/59 kỳ (13,5%); Chủ tịch UBND huyện Tràng Định giao cán bộ tiếp 4/146 kỳ (0,27%); Giám đốc Sở TN-MT giao cho thanh tra viên tiếp 22/56 kỳ (39,2%).
Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm thuộc Chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch UBND các huyện và giám đốc sở.
Từ những khuyết điểm trên, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Lạng Sơn nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về việc Chủ tịch UBND tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố; giám đốc các sở, ngành không thực hiện tiếp công dân đầy đủ theo quy định giai đoạn 2010-2017, đặc biệt Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường không thực hiện tiếp công dân định kỳ tại 22 kỳ.
Cơ quan thanh tra cũng yêu cầu, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, không để khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp trên địa bàn.
Dự án “khu nhà giàu xứ Lạng” điều chỉnh 17 lần theo ý nhà đầu tư
Thông báo của TTCP cũng chỉ ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai tại một số dự án. Qua thanh tra 6 dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Dự án khu đô thị mới Phú Lộc; Dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I; Dự án N20 thị trấn Cao Lộc; Dự án tổ hợp TTTM, khách sạn và nhà phố Shop- House; Dự án tiểu khu tái định cư khối 2 Vĩnh Trại; Dự án khu đô thị Nam Nguyễn Đình Chiểu và việc quản lý và sử dụng đất tại xã Mai Pha, TP Lạng Sơn) đã phát hiện nhiều sai phạm gắn với trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực; Chủ tịch UBND TP Lạng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Lạng Sơn phụ trách lĩnh vực; giám đốc các sở, ngành có liên quan và nhà đầu tư.
Những biệt thự triệu USD tại Dự án Khu đô thị mới Phú Lộc (Ảnh: BVPL). |
Trong đó, tại Dự án khu đô thị mới Phú Lộc – được gọi là dự án “khu nhà giàu xứ Lạng”, UBND tỉnh Lạng Sơn đã không thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; không chấp hành các quy định của pháp luật để triển khai nên việc tổ chức thực hiện có sai phạm.
UBND tỉnh Lạng Sơn không lập báo cáo xin phép đầu tư để lấy ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư là trái với quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Dù chưa được Thủ tướng cho phép đầu tư nhưng UBND tỉnh Lạng Sơn vẫn chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào đồ án quy hoạch Khu đô thị mới Phú Lộc để chia tách thành các dự án thành phần, lập báo cáo nghiên cứu khả thi như một dự án đầu tư độc lập. Sau khi chia tách các dự án thành phần, UBND tỉnh Lạng Sơn không tổ chức đấu thầu công trình, đấu giá đất để lựa chọn nhà thầu, vi phạm các quy định của Bộ Tài chính và Chính phủ về đấu thầu.
UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, giao nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Phú Lộc I,II,III,IV khi chưa được Thủ tướng chấp thuận, cho phép thực hiện là trái thẩm quyền.
Trách nhiệm của các sai phạm thuộc Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực; Giám đốc các sở Xây dựng, TNMT; Tài chính thời kỳ 2001 – 2005.
Đáng lưu ý, mặc dù đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (kèm hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết (QHCT) các Khu đô thị Phú Lộc I, II, III, IV) vào năm 2004 và giao 4 nhà đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh đã tiến hành thẩm định, phê duyệt điều chỉnh QHCT tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Phú Lộc I + II là 11 lần, Khu đô thị Phú Lộc III là 5 lần, Khu đô thị Phú Lộc IV là 17 lần.
Sau điều chỉnh, diện tích đất ở tại các Khu đô thị Phú Lộc I, II, III, IV tăng 77.065 m2; diện tích đất cây xanh (bao gồm đất thể dục thể thao, vui chơi giải trí) giảm 74.956 m2 so với QHCT đã được UBND tỉnh phê duyệt trước đó. TTCP xác định việc điều chỉnh quy hoạch nêu trên của UBND tỉnh dựa vào đề nghị của các nhà đầu tư.
Đặc biệt, TTCP cho rằng, UBND tỉnh Lạng Sơn áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức thực hiện dự án thu 12% quỹ đất ở sau khi thực hiện xong dự án là trái quy định về thanh toán, hạch toán và quản lý tiền thu được từ quỹ đất tạo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng.
Bình Minh
- Theo Kiểm toán nhà nước, dự án nhà ở xã hội tại ô đất quy hoạch C.6/NO12 (Long Biên, Hà Nội) đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện nhưng thành phố không thực hiện và cho phép chuyển sang nhà ở thương mại…
(责任编辑:Cúp C2)