Nguyễn Tiến Thành – nam sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam là tác giả của bài luận đạt giải Nhất cuộc thi Writing Prize do tờ Theàiluậngâyxônxaogiớihọcthuậtcủanamsinhtuổkết quả bóng đá u19 italia Atlantic tổ chức thường niên.
Bài luận của Thành được đánh giá cao về cả hình thức thể hiện lẫn quan điểm được đưa ra khi phân tích bức bích họa“The School of Athens”nổi tiếng của họa sĩ, kiến trúc sư người Ý Raphael.
Dưới đây là bản dịch bài viết về “The School of Athens” của Tiến Thành.
Nguyễn Tiến Thành - tác giả bài luận về bức họa "The School of Athens" vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: NVCC |
Aristotle thì trần thế, trong khi Plato lại ở một thế giới khác. Các nhà tư tưởng thì trần tục, nhưng kiến trúc lại là của nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những nghệ sĩ vĩ đại nhất thời kỳ Thịnh Phục Hưng như Michelangelo, Leonardo, Bramante đã được trộn lẫn cùng những bộ óc vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Ánh sáng tràn ngập bức bích họa, ánh sáng của thời đại hồi sinh cổ điển, của chủ nghĩa nhân văn, của sự giải hòa tinh thần và trí tuệ. Ban đầu, tôi tin rằng Trường học Athenscó thể chỉ được người châu Âu thời kỳ Phục hưng hiểu như một sự tái khám phá vẻ vang về truyền thống phương Tây cổ đại. Nó có giá trị gì cho một người Việt Nam như tôi – một người lớn lên trong một thời đại khác, một nền văn hóa khác và một hệ thống giáo dục khác? Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, tôi nhận thấy bức họa đại diện cho một tư tưởng về học tập: không ngừng nghỉ, phản biện công khai, bước qua cả những ranh giới về vật chất, văn hóa và chuyên ngành. Gây tiếng vang từ thời Athens cổ đại, qua nước Ý thời Phục hưng tới Hà Nội hôm nay – nơi tôi đang sống, tư tưởng được mô tả trong Trường học Athens của Raphael đã lấy lại một niềm hi vọng, rằng bất chấp những hạn chế về văn hóa và chính trị thì tình yêu dành cho tri thức sẽ thắng thế.
Tiêu đề "Trường học Athens" là một sự che giấu tầm nhìn rộng mở của Raphael về việc học tập. Biểu ngữ trên bức họa được vẽ từ năm 1509 đến năm 1511 theo đề nghị của Giáo hoàng Julius II này là “Causarum Cognitio”. Với quan điểm này, Raphael dường như ám chỉ rằng thứ kết nối các nhân vật không phải là ngôi trường hay danh tiếng của họ, mà là nhu cầu chung trong việc tìm kiếm tri thức và sự khôn ngoan (nhu cầu “hiểu tại sao”). Tác phẩm này không chỉ là một lời ngợi ca các nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ đại giống như một lời tán dương bản thân quá trình học tập.
Raphael đã chuyển tải đời sống của trí óc thông qua các hoạt động thể chất. Ngày nay, chúng ta đang có xu hướng nhìn nhận quan niệm gắn kết trí tuệ là một thứ nghiễm nhiên, nhưng quay trở lại đầu thế kỷ 16, nó lại là một cuộc cách mạng. Theo Glenn W. Most trong “Reading Raphael: The School of Athens and Its Pre-Text”, theo truyền thống nhân cách hóa 7 môn “liberal art” trong hội họa, triết học thường được miêu như một người phụ nữ lý tưởng hóa được vây quanh bởi các triết gia nam. Mặc dù ám chỉ đến truyền thống này bằng cách vẽ hình ảnh một phụ nữ ở phía trên cao bức bích họa, nhưng Raphael đã tách biệt hoàn toàn nhân vật này với khung cảnh trung tâm, để cho Plato và Aristotle thống trị. Trong khi các học giả tập trung vào sự tương phản và cân bằng giữa Plato và Aristotle – mọi thứ từ cử chỉ bàn tay tới màu sắc trang phục, thì thứ gây ấn tượng nhất với tôi là quyết định của Raphael trong việc không nhấn mạnh vào sự nhân cách lý tưởng hóa kiến thức, mà nhấn mạnh vào những con người trần tục đắm mình trong quá trình tìm kiếm tri thức thông qua diễn giải và tranh luận.