Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu_kèo nhà cái de

作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 20:14:02 评论数:

Sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10- 6-2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC),ăngcườngtráchnhiệmcủangườiđứngđầkèo nhà cái de công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả tích cực, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp trong công tác chỉ đạo, giải quyết các vấn đề liên quan đến TTHC.

Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Văn phòng UBND TX.Tân Uyên luôn công khai TTHC, số điện thoại cán bộ lãnh đạo, tạo điều kiện cho người dân, DN tiếp cận, phản ánh, kiến nghị Ảnh: H.VĂN

Thời gian qua, công tác chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện bằng nhiều kế hoạch cụ thể như: Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC, kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, kế hoạch truyền thông hoạt động kiểm soát TTHC… Từ sự quán triệt sâu sắc đó, toàn tỉnh đã kiện toàn bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, nhất là tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Việc niêm yết công khai TTHC được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc trên các trang thông tin điện tử và tại nơi tiếp nhận hồ sơ. Từ sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết TTHC nội bộ gắn với việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Các phần mềm một cửa, phần mềm Vilis vào quy trình hóa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành đã được ứng dụng hiệu quả.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt theo tinh thần Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các TTHC thông qua việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến đó trong tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch TTHC và giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giản hóa quy định, TTHC thuộc lĩnh vực quản lý; đẩy nhanh tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa TTHC khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Từ sự chỉ đạo của UBND tỉnh, nhiều kết quả đã nhìn thấy rõ. Cụ thể là về cải cách hành chính thuế, đến nay đã có 16.246/17.385 doanh nghiệp (DN) thực hiện việc kê khai thủ tục thuế và nộp thuế điện tử. Về cải cách TTHC ngành hải quan, Hải quan Bình Dương đã ứng dụng và duy trì hiệu quả hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; xây dựng kế hoạch kết nối dịch vụ công trực tuyến với Kho bạc Nhà nước thực hiện các TTHC như: Cấp, thu hồi chữ ký số trong giao dịch với kho bạc, sử dụng chữ ký số trong giao dịch công vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho DN tiếp cận với các loại TTHC ngành hải quan theo hướng điện tử số, giảm thời gian đi lại. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Ban Quản lý các KCN, Ban Quản lý KCN VSIP đã tiếp nhận nhiều thông tin hỏi - đáp của DN trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của sở. Qua đó, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc chỉ đạo giải quyết các kiến nghị liên quan đến TTHC.

Sau một năm triển khai Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác TTHC, Bình Dương đã chỉ đạo triển khai hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền địa phương với 100% sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã đã triển khai. Riêng công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch 1404 ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020, bám sát vào mục tiêu, giải pháp theo tinh thần Quyết định số 36a của Chính phủ về triển khai thực hiện Chính phủ điện tử nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân, DN. Riêng việc triển khai thực hiện liên thông văn bản 4 cấp, Bình Dương đã triển khai phần mềm quản lý văn bản cho 25 cơ quan cấp tỉnh, 9 UBND cấp huyện, 36/91 UBND cấp xã. Đến ngày 1-1-2017, sẽ thực hiện liên thông phần mềm quản lý văn bản đến tất cả các sở, ngành, đơn vị, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm, với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện thời gian qua, kết hợp với xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện của dân, do dân, vì dân” và “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ” đã góp phần nâng cao rõ rệt hiệu quả công tác cải cách TTHC. Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn ngày càng giảm, tỷ lệ hài lòng của người dân, DN ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC, từng bước xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh.

Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email: [email protected]

最近更新