Mohammad Atout,ăngthẳxem trực tiếp bóng đá đêm nay một người Palestine ở trại tị nạn Burj al-Barajneh tại thủ đô Beirut, Lebanon đang ăn tối cùng các con vào tối 2/1 thì nghe được thông tin, Saleh al-Arouri, Phó thủ lĩnh của Phong trào Hồi giáo Hamas đã bị ám sát. Nhóm Hamas đã xác nhận việc ông Al-Arouri là một trong những người thiệt mạng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của quân đội Israel vào phía nam Beirut hôm 2/1.
Ông Atout tin, lí do chính để các lực lượng Israel hạ sát Phó thủ lĩnh Arouri là vì “họ đã không thể tìm thấy và tiêu diệt các lãnh đạo Hamas ở Dải Gaza, bao gồm cả Thủ lĩnh Yahya Sinwar”. Người đàn ông này cho rằng, Tel Aviv loại bỏ ông Arouri cũng để “chứng tỏ họ đạt được điều gì đó, nhằm che đậy những bước tiến chậm chạp trong thực hiện các mục tiêu đã tuyên bố cho chiến dịch quân sự chống Hamas ở Gaza”.
Dẫu vậy, ông Atout không tin sự leo thang căng thẳng sẽ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện giữa nhóm Hezbollah và Israel. Theo báo Guardian, đây cũng là vấn đề bao trùm các cuộc tranh luận ở Lebanon và thế giới Ảrập kể từ sau cái chết của ông Arouri, ngay cả khi nhịp sống bình thường hiện đã quay trở lại vùng ngoại ô rộng lớn phía nam Beirut, thành trì của Hezbollah.
Najib Mikati, Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Lebanon hôm 5/1 đã đề cập đến “sự nguy hiểm của những nỗ lực lôi kéo Lebanon vào một cuộc xung đột khu vực, với những hậu quả nghiêm trọng” đối với cả nước này và các quốc gia láng giềng. Sáng 6/1, khi Hezbollah bắn hàng chục quả tên lửa vào miền bắc Israel và khẳng định đây chỉ là phản ứng đầu tiên của nhóm đối với vụ ám sát ông Arouri, lời cảnh báo của ông Mikati càng gây tiếng vang lớn hơn.
Kể từ khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát động chiến dịch quân sự chống Hamas ở Dải Gaza ngày 8/10, các vụ đọ súng xuyên biên giới, kể cả không kích và oanh tạc bằng máy bay không người lái (UAV) giữa Israel với Hezbollah, nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Lebanon, gần như diễn ra hàng ngày, gây thương vong cho cả 2 bên.
Cùng thời điểm, các nhóm thân Tehran ở Iraq cũng tăng cường tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ, trong khi lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen, tổ chức từ lâu cũng nhận được sự hỗ trợ từ Iran giống Hamas và Hezbollah, đã phóng UAV và tên lửa tập kích các tàu thuyền thương mại quanh các tuyến đường vận tải quan trọng ở Biển Đỏ.
Tuần trước, mạng lưới khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm về 2 vụ nổ nhằm vào đám đông tham gia lễ tưởng niệm 4 năm ngày mất của một vị tướng ở miền nam Iran, khiến ít nhất 84 người thiệt mạng. Trong khi đó, một cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad, Iraq đã giết chết chỉ huy của lực lượng dân quân người Hồi giáo Shi’ite được Tehran hậu thuẫn.
Giới quan sát nhận định, tại Trung Đông, tình hình ở nhiều nơi như “thùng thuốc súng” chờ phát nổ. Tuy nhiên, ngoài Gaza, tình hình ở Lebanon được đánh giá là nguy hiểm nhất, đang làm suy yếu sự hòa hoãn mong manh giữa Israel – Hezbollah, vốn tồn tại kể từ cuộc chiến đẫm máu ở Lebanon vào năm 2006. Vấn đề âm ỉ lâu nay là, cả hai bên đã không thực hiện thỏa thuận ngừng bắn do Liên Hợp Quốc bảo trợ nhằm chấm dứt cuộc chiến năm 2006 và khiến các tay súng Hezbollah rút khỏi biên giới Lebanon - Israel.
Tuần trước, Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã có 2 bài phát biểu trên truyền hình quốc gia sau vụ ám sát ông Arouri, đề cập cụ thể đến “các quy tắc” giúp giảm nhẹ bạo lực giữa hai bên. Bất chấp các đe dọa và lời lẽ khoa trương, những quy tắc đó từ lâu đã xác định mức độ sẵn sàng của mỗi bên, dù là nhắm mục tiêu hay trả đũa trong khi tránh đụng độ tổng lực.
Tuy nhiên, xung đột Israel – Hamas và vụ ám sát ông Arouri trong cuộc tấn công đầu tiên của Israel vào thủ đô Lebanon kể từ năm 2006 đã đẩy “sự cân bằng răn đe” chung đó đến bờ vực.
Một số người lập luận, việc sát hại một quan chức cấp cao của Hamas, thay vì một nhân vật của Hezbollah có thể khiến nhóm vũ trang ở Lebanon chần chừ đáp trả. Song, ông Nasrallah đã nhắc lại tới 2 lần trong vòng 3 ngày rằng, nhóm của ông hiện có nghĩa vụ phải trả đũa “hành vi xâm phạm nghiêm trọng” của Israel, “nếu không toàn bộ Lebanon sẽ dễ bị tấn công”.
Ngược lại, trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal hôm 7/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố nước này không ngại xung đột với Hezbollah ở Lebanon, đồng thời cảnh báo Tel Aviv có thể “sao chép” những gì đang xảy ra ở Gaza sang Beirut. Quan chức này hôm 5/1 phát biểu, Israel muốn giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao, nhưng thời gian cho giải pháp này đã gần cạn kiệt và Tel Aviv sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự.
Theo tờ Washington Post, các quan chức Mỹ hiện lo ngại Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể coi một cuộc xung đột mở rộng sang Lebanon là chìa khóa cho sinh mệnh chính trị của mình, giữa lúc ông phải đối mặt với những chỉ trích trong nước về thất bại trong việc ngăn chặn vụ đột kích của Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 7/10/2023, khiến gần 1.200 người Do Thái thiệt mạng và khoảng 240 người bị bắt giữ làm con tin.
Trong các cuộc trò chuyện riêng, Washington đã cảnh báo Tel Aviv không gây leo thang đáng kể ở Lebanon. Một đánh giá bí mật mới của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) cho thấy, nếu làm như vậy, IDF sẽ khó thành công vì các lực lượng và tài nguyên quân sự của họ sẽ bị dàn trải quá mỏng ở cả 2 mặt trận cùng lúc.
Hezbollah được cho là sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm hơn Hamas. Nhóm tuyên bố có tới 100.000 chiến binh với nhiều người trong số đó có kinh nghiệm chiến đấu gần đây ở Syria, nơi Hezbollah đã hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trong suốt một thập kỷ nội chiến.
Tạp chí The Economist thống kê, Hezbollah đang nắm trong tay một kho vũ khí mạnh, với khoảng 150.000 tên lửa. Vài trăm tên lửa trong số này có tầm bắn và độ chính xác có thể tấn công bất cứ nơi nào ở Israel.
Đối với Sanam Vakil, giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Viện tư vấn đối ngoại Chatham House (Anh), sự trở lại bất ngờ của đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein ở Beirut tuần trước báo hiệu những nỗ lực tìm kiếm lối thoát được cả Israel và Hezbollah chấp nhận.
Bà Vakil lập luận, việc leo thang căng thẳng không có lợi cho cả 2 bên. Chuyên gia này giải thích: “Sự khác biệt lớn giữa những gì xảy ra sau ngày 7/10 năm ngoái và cuộc chiến năm 2006 là, Hezbollah đã thay đổi tính toán và ham muốn mạo hiểm. Giờ đây họ có nhiều thứ để mất hơn. Hezbollah đã trở thành một nhân tố chủ chốt trong hệ thống chính trị dễ đổ vỡ của Lebanon”.
Hơn nữa, dư luận Lebanon có lẽ vẫn chưa quên việc nước này hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 dân thường thiệt mạng và cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng vì cuộc chiến 34 ngày với Israel cách đây 17 năm.
Cũng theo bà Vakil, tại Israel, người dân dường như đồng thuận muốn tránh một cuộc xung đột mở rộng, trong bối cảnh đất nước đang chịu nhiều ảnh hưởng kinh tế và xã hội tiêu cực vì sự cố 7/10 cũng như chiến dịch tấn công trả đũa Hamas của IDF vào Dải Gaza. Đó là chưa kể đến sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế đối với Tel Aviv khi số người Palestine thiệt mạng vì các hoạt động quân sự của IDF ở Gaza đã lên tới gần 23.000 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, hiện không có gì đảm bảo những cái “đầu nóng” ở cả 2 bên sẽ không có những tính toán sau lầm. Việc Wissam al-Tawil, phó chỉ huy một đơn vị thuộc lực lượng Radwan tinh nhuệ của Hezbollah tử vong trong vụ tấn công của Israel vào miền nam Lebanon hôm 8/1 càng khiến lo ngại tăng cao. Giới quan sát hy vọng các nỗ lực đàm phán và hòa giải sẽ mang đến một giải pháp ngoại giao ngăn “thùng thuốc súng” nổ tung ngoài Gaza.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)