Cụ thể,ườibịkếtántửhìnhbồithườngchobịhạinhưthếnànhận định kèo juventus ngày 9/7, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, ngụ thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tử hình cho 3 tội danh “Giết người”, “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản”. Vụ việc xảy ra chiều 29 Tết vừa qua ở một khu trọ tại TP Thủ Đức, TPHCM và nạn nhân là chị Vi Thị T. (25 tuổi, quê Đồng Nai).
Tòa buộc bị cáo Khoa phải bồi thường cho gia đình bị hại 500 triệu đồng bao gồm tiền ma chay, tổn thất về tinh thần, khám chữa bệnh của cha mẹ bị hại.
Trước đó, ngày 19/4, TAND tỉnh Ninh Thuận tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Phụng (56 tuổi, ngụ thị trấn Ninh Sơn, huyện Ninh Sơn) mức án tử hình về tội "Giết người". Bị cáo Phụng có hành vi dùng rựa chém cả nhà hàng xóm vì mâu thuẫn trộm gà.
Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc bị cáo Phụng tiếp tục bồi thường cho phía bị hại gần 440 triệu đồng; cấp dưỡng cho vợ bị hại đến cuối đời.
Với trường hợp của bị cáo Khoa, Phụng và nhiều bị cáo khác khi bị kết án tử hình hoặc chung thân thì việc thi hành án dân sự diễn ra như thế nào?
Giải đáp điều này, luật sư Ngô Lệ Quỳnh (Phó giám đốc Chi nhánh TPHCM - Công ty luật Khoa Tín) cho biết, khoản 1 điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án”.
Khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án trong thời hạn quy định, chấp hành viên phải ra các quyết định thi hành án và tống đạt đến trại giam cho người phải thi hành án. Chấp hành viên phải xác minh xem người phải thi hành án có tài sản như nhà, đất… để kê biên đảm bảo thi hành án.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan Thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai theo quy định của pháp luật.
Người phải thi hành án có thời hạn 10 ngày để tự nguyện thi hành án, nếu không tự nguyện sẽ bị cưỡng chế. Cơ quan Thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án để thực hiện việc bồi thường dân sự gồm:
Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Trong trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần, chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.
Nếu người phải thi hành án đã thi hành án tử hình, phần nghĩa vụ dân sự của họ sẽ được chuyển giao cho người thừa kế (nếu có để lại di sản) theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nếu không để lại di sản thì cơ quan Thi hành án dân sự sẽ đình chỉ thi hành án.
Đối với phần bồi thường dân sự về cấp dưỡng, nếu người phải thi hành án bị tử hình thì không chuyển giao cho người thân thực hiện thay, trừ việc người thân của họ tự nguyện bồi thường thay trong giai đoạn truy tố, xét xử để người phải thi hành án được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại điều 51 Bộ luật Hình sự.
“Hiện nay, việc thi hành án phần dân sự trong vụ án hình sự đối với người phải thi hành án bị kết án chung thân hoặc tử hình gặp khó khăn và phụ thuộc phần lớn vào việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành hay không”, luật sư Quỳnh nói.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thế (Công ty Luật TNHH MTV Bình Yên) cho biết thêm, trường hợp người phạm tội không có điều kiện để bồi thường thì người thân của họ không có nghĩa vụ bồi thường thay.
“Như vậy, những người bị kết án tử hình hoặc chung thân vẫn là người phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị hại, người thân không có nghĩa vụ bồi thường thay cho người phạm tội trừ trường hợp tự nguyện. Nếu người phạm tội không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật”, luật sư Thế cho hay.
Cục Thi hành án thành lập Tổ tiếp nhận các vật chứng của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM vừa thành lập Tổ tiếp nhận vật chứng để tiếp nhận vật chứng các vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan.