发布时间:2025-01-12 17:50:49 来源:Fabet 作者:Cúp C1
Mạng riêng ảo (VPN) có chức năng giống nhủ một nhân viên bảo vệ của ngân hàng vậy. Khi bạn lướt web qua mạng wi-fi công cộng,ýdobạnkhôngnêndùngVPNmiễnphíbảng xếp hạng bóng đá new zealand VPN sẽ bảo vệ bạn khỏi việc bị đánh cắp mật khẩu và những trang web nguy hiểm. VPN là một tập hợp các công nghệ nhằm kết nối các máy tính với nhau, mã hóa dữ liệu cá nhân của bạn khi duyệt web kể cả những thông tin nhạy cảm của bạn và gia đình. Vì vậy, nếu một nhà phát triển ứng dụng đề xuất được bảo vệ không gian số của bạn miễn phí, câu hỏi đầu tiên bạn phải nhận thức được là: Họ sẽ có lợi gì từ việc này?
Ngày nay, các phần mềm gián điệp đánh cắp mật khẩu phát triển mạnh mẽ, từ đó mà các dịch vụ VPN cũng mọc lên như nấm. Global Web Index thống kê rằng có 25% người sử dụng Internet truy cập thông qua VPN trong một tháng qua, trong khi đó các ứng dụng VPN có đến hàng trăm triệu lượt tải về trên các hệ điều hành di động. Đồng thời, thị trường VPN toàn cầu dự kiến tăng trưởng đạt 35 tỉ đô la Mỹ vào năm 2022.
Không dễ gì để tìm được một dịch vụ VPN mà bạn có thể tin tưởng trên thị trường ngày nay. Nhưng chắc chắn rằng có một số dịch vụ mà bạn không được và không bao giờ được chọn: Hàng miễn phí.
1. VPN miễn phí đồng nghĩa với không an toàn
Theo báo cáo gần đây của Download.com, VPN miễn phí có thể rất nguy hiểm. Vì sao ư? Chính vì việc duy trì phần cứng và chứng chuyên môn kỹ thuật cần thiết để vận hành hệ thống mạng và bảo vệ người dùng rất đắt đỏ. Là một khách hàng sử dụng VPN cao cấp, bạn phải trả phí bằng tiền hoặc dùng miễn phí bằng dữ liệu cá nhân. Trong trường hợp này, bạn không phải là khách hàng mà là món hàng để trao đổi.
Trong hàng triệu lượt tải về, có khoảng 86% ứng dụng VPN miễn phí trên nền tảng Android và iOS có chính sách quyền riêng tư không thể chấp nhận được. Từ hai cuộc điều tra độc lập vào năm 2018 do Top10VPN tiến hành cho thấy chính sách của những ứng dụng này thiếu minh bạch và công khai chia sẻ dữ liệu người dùng cho chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, có đến 64% ứng dụng không có trang web nào khác ngoài trang ứng dụng và chỉ có khoảng 17% ứng dụng trả lời thư yêu cầu hỗ trợ của khách hàng.
Tháng 6/2019, Apple cho biết đã gỡ bỏ hàng loạt ứng dụng chia sẻ thông tin người dùng với bên thứ 3. Nhưng theo cuộc điều tra của Top10VPN, có đến 80% ứng dụng trong Top 20 ứng dụng VPN trên App Store vi phạm chính sách mới của Apple.
Tháng 8/2019, trong cuộc điều tra quyền sở hữu VPN của Top10VPN, 77% ứng dụng bị gắn cờ có khả năng không an toàn và theo Free VPN Risk Index, có đến 90% bị gắn cờ không an toàn.
Trong báo cáo còn cho biết "số ứng dụng bị gắn cờ trên Google Play có tổng số lượt tải về đạt 24 triệu lượt, tăng 85% trong 6 tháng qua".
"Số lượt cài đặt trung bình hàng tháng trên App Store khoảng 3.8 triệu, con số này chỉ mang tính tương đối vì trong số đó có khoảng 20% ứng dụng đã bị gỡ bỏ".
Trên hệ điều hành Android, 214 triệu lượt tải về hoàn toàn đến từ người dùng, con số không bao gồm số lượt tải ứng dụng không chủ đích. Và điều mang lại nhiều lợi nhuận nhất đối với một lượng lớn dữ liệu người dùng như vậy là gì?
2. Bạn có thể bị nhiễm mã độc
Con số nói lên tất cả, theo nghiên cứu của CSIRO, có đến 38% ứng dụng VPN miến phí trên Android có chứa mã độc. Và tất nhiên, nhiều ứng dụng trong số đó có lượt đánh giá cao với hàng triệu lượt tải về. Tỉ lệ ứng dụng xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng chiếm khoảng một phần ba.
Vậy cái nào đáng giá hơn: thuê một dịch vụ VPN chất lượng với giá vài trăm đô một năm hay thuê một công ty không rõ danh tính có thể đánh cắp tài khoản ngân hàng và mã số an sinh xã hội của bạn?
Nhưng bạn nghĩ chắc bọn chúng sẽ chừa bạn ra ư? Hoàn toàn sai. Số lượng tấn công mã hóa dữ liệu trên thiết bị di động đang tăng vọt. Symantec phát hiện ra hơn 18 triệu mã độc trong năm 2018, tăng 54% so với năm trước. Và Kaspersky cho biết 60% cuộc tấn công sử dụng trojan đánh cắp mật khẩu.
Nhưng mã độc không phải là cách duy nhất các dịch vụ VPN miễn phí có thể kiếm tiền từ khách hàng. Còn có một cách dễ hơn thế.
3. Quảng cáo
Thực tế là trong các ứng dụng VPN miễn phí, ngoài những cửa sổ quảng cáo phiền phức, một vài ứng dụng VPN còn lén lút theo dõi bạn thông qua các lỗ hổng trong tính năng trên trình duyệt để đề xuất quảng cáo.
Năm 2017, HotSpot Shield VPN đã dính một vụ tai tiếng lớn do vướng phải cáo buộc của Cơ quan quản lý lĩnh vực truyền thông của Mỹ (FTC) về việc vi phạm chính sách trong quảng cáo. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon phát hiện ra rằng công ty này không chỉ tạo một cửa hậu đề bán thông tin người dùng cho công ty quảng cáo thuộc bên thứ ba, mà còn cài đặt 5 loại mã theo dõi khác nhau và chuyển hướng người dùng đến những máy chủ bí mật.
Khi kết quả nghiên cứu được công bố, công ty mẹ của HotSpot là AnchorFree phủ nhận kết quả của các nhà nghiên cứu trong một email gửi đến Ars Technica: "Chúng tôi không bao giờ chuyển hướng người dùng đến bất cứ bên thứ ba thay vì trang web họ truy cập. Phiên bản miễn phí của HotSpot Shield được chúng tôi công khai nêu rõ rằng nó được tài trợ bởi quảng cáo, tuy nhiên chúng tôi không chặn đường truyền kể cả trên phiên bản miễn phí hay cao cấp".
AnchorFree sau đó đã cung cấp các báo cáo minh bạch hàng năm, tuy nhiên giá trị của nó thì phụ thuộc vào người đọc.
Mặc dù khả năng bị đánh cắp thẻ tín dụng không đáng lo ngại, thứ lớn nhất bạn phải đối mặt khi sử dụng ứng dụng VPN miễn phí là những cửa sổ quảng cáo và đường truyện chậm chạp.
4. Buffering... Buffering... Buffering
Một trong những lý do chính mà người dùng sử dụng VPN là để truy cập những dịch vụ ưa thích như Hulu, HBO hay Netflix khi đi đến những quốc gia bị chặn truy cập dịch vụ dựa trên vị trí. Nhưng điểm mấu chốt là bạn cần xem một bộ phim bị chặn tại quốc gia đó nhưng ứng dụng VPN miễn phí thì quá chậm để bạn có thể xem nó.
Một số dịch vụ VPN miễn phí bị phát biện bán băng thông người dùng, việc này có khả năng khiến bạn vướng vào vòng lao lý do các hoạt động họ tiến hành trên băng thông của bạn. Vụ việc nổi tiếng nhất là ứng dụng Hola, bị phát hiện vào năm 2015, đã âm thầm xén bớt băng thông của người dùng và bán nó dưới dạng "lính đánh thuê"cho bất cứ nhóm nào cần thiết lập cơ dở dưới dạng botnet.
Vào thời điểm đó, CEO của Hola là Ofer Vilenski thừa nhận họ đã bị lợi dụng như một "spammer", nhưng sau đó họ cũng mở ra cuộc tranh luận về việc thu thập băng thông là điều hiển nhiên của công nghệ này.
"Chúng tôi cho rằng việc triển khai Hola như một mạng (ngang hàng) đã rõ ràng rằng người dùng sẽ chia sẻ băng thông của bạn với cộng đồng để đổi lại dịch vụ miễn phí".
Nếu chỉ trở thành botnet cũng chưa đủ khiến mạng của bạn chậm lại. Các dịch vụ VPN miễn phí thường thuê ít máy chủ hơn, do đó đường truyền của bạn sẽ phải đi vòng qua các máy chủ ở xa, đông đúc người dùng khác hay thậm chí là xếp sau lưu lượng truy cập của người dùng trả phí.
Trên hết, các trang phát trực tuyến biết rõ nhiều người cố gắng tìm cách sử dụng dịch vụ không mất phí. Do đó những dịch vụ này đã chặn một lượng lớn địa chỉ IP được nhận định là IP trung gian. Những dịch vụ VPN miễn phí không thể đầu tư để cung cấp danh sách IP mới cho người dùng như các dịch vụ có trả phí.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể bạn không thể sử dụng dịch vụ phương tiện trực tuyến dù bạn đã trả phí nếu dịch vụ VPN miễn phí bạn đang dùng sử dụng các IP cũ. Chúc bạn may mắn khi thử dùng HBO qua những dịch vụ miễn phí này.
5. Nhiều sự lựa chọn tốt hơn
Tin tốt là hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPN có tiếng tăm trên thị trường cung cấp nhiều sự lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn. Bạn có thể tìm đọc các bài đánh giá cũng như xếp hạng các dịch vụ VPN uy tín với giá cả phải chăng hoặc bạn có thể tìm hiểu cách lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu bản thân để tham khảo trước khi quyết định xuống tiền.
Minh Bảo - Theo CNet
相关文章
随便看看