Giáo dục học sinh tránh xa rượu bia để ngăn nguy cơ bệnh không lây nhiễm_nhận định tốt
Trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025,áodụchọcsinhtránhxarượubiađểngănnguycơbệnhkhônglâynhiễnhận định tốt Chính phủ đặt ra mục tiêu 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh; 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần.
Trong đó, Bộ Y tế được giao chủ trì hướng dẫn về phòng, chống các yếu tố nguy cơ và bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản ở học sinh.
Bộ Y tế cho biết các bệnh không lây nhiễm phổ biến như tim mạch, tiểu đường, ung thư, đột quỵ... có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: hút thuốc lá (hoặc thuốc lào); thiếu vận động thể lực; lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của trên 200 loại bệnh tật, chấn thương (nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10). Uống rượu, bia có tác hại tiềm tàng về sức khỏe và xã hội với cả người uống và người không uống, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Thanh thiếu niên, vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đang phát triển về thể chất, tinh thần, được xem là giai đoạn phức tạp nhất về tâm - sinh lý. Các hormone dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, xã hội của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi...
Theo điều tra sức khỏe học sinh trường học 2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) là 24,6% (giảm so với 33,2% năm 2013) và ở nữ là 20% (tăng so với 17,6% năm 2013). Trong số đó, tỷ lệ đã từng uống say ở cả vị thành niên nam và nữ đều ở mức cao với 22,1% ở nam và 19,3% ở nữ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc sử dụng rượu, bia ở trẻ em và thanh thiếu niên gây hậu quả nghiêm trọng hơn đối với người lớn do não bộ của một người trưởng thành tiếp tục phát triển đến tuổi 25.
“Việc sử dụng rượu bia ở tuổi vị thành niên/thành niên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó trong khi não bộ của vị thành niên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi rượu bia. Đồng thời, tuổi sử dụng rượu bia càng sớm thì nguy cơ lệ thuộc rượu bia càng cao", bác sĩ Nguyên nói.
Rượu, bia để lại hậu quả trước mắt, như say rượu dẫn đến ngộ độc rượu, có hành vi bạo lực, chấn thương... Về lâu dài, uống rượu, bia sẽ gây lệ thuộc, mắc các bệnh mạn tính và gây ảnh hưởng đến cả phát triển thể chất và tinh thần khi trưởng thành.
Người uống rượu quá nhiều có thể dẫn đến động kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, quan hệ tình dục không an toàn, bạo lực,... từ đó ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội.
Phụ nữ mang thai sử dụng rượu bia có thể dẫn đến hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai khiến cho trẻ sinh ra bị dị tật, chậm phát triển, tổn thương hệ thần kinh.
Uống nhiều rượu bia dẫn đến tổn thương gan, xơ gan. Từ đó khiến cho các tổn thương do virus viêm gan B, C; viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính ngày một trầm trọng hơn. Nếu sử dụng rượu bia ở mức độ nhiều lại làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tăng huyết áp, đái tháo đường.
Ethanol chứa trong rượu bia được xếp vào nhóm chất gây ung thư cao nhất. Loại ung thư điển hình do bia rượu gây ra là ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, ung thư vú hoặc ung thư đại - trực tràng.
Không chỉ ảnh hưởng tới não, tim mạch, tiêu hóa, trẻ em dùng rượu, bia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng các bộ phận khác như thận. Trẻ ở độ tuổi mới lớn nếu uống rượu, bia có thể bị rối loạn tuổi dậy thì và quá trình phát dục không bình thường ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi trưởng thành. Nguy hại hơn, rượu, bia còn làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, phá vỡ rào chắn an toàn của cơ thể làm cho dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cũng như các bệnh tật khác ngay khi còn nhỏ cũng như khi đã trưởng thành sau này.
Mối liên quan giữa nghiện thuốc lá và rượuHút thuốc lá và uống rượu là hai hành vi thường đi song hành. Người nghiện thuốc lá nặng thường uống nhiều rượu, ngược lại 95% người nghiện rượu đồng thời cũng nghiện thuốc lá nặng.相关文章
Khó khăn trong công tác bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng
"Nếu không có biện pháp quản lý tốt, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ mất mát dần đi các di sản quý gi2025-02-05Cavani được MU thưởng lớn nếu trở thành 'vua dội bom'
Chân sút người Uruguay vừa đồng ý gia hạn thêm 12 tháng với đội bóng thành Manchester, mức thù lao t2025-02-05Ô tô mở cửa bất ngờ xô đôi nam nữ đi xe máy ngã vào hàng rào ven đường
Vụ va chạm xảy ra vào khoảng 15 gờ 32 phút chiều ngày 13/11 trên Quốc lộ2025-02-05Thomas Tuchel phải gạt Timo Werner nếu Chelsea muốn giành Cúp C1
Man City và Chelsea tạo nên trận chung kết toàn Anh sau khi lần lượt loại PSG và Real Madrid. Dù đội2025-02-05Anh Thư diện nội y khoe thân hình nóng bỏng ở tuổi 37
Mới đây, diễn viên - siêu mẫu đình đám một thời Anh Thư gây chú ý khi đăng tải những hình ảnh vô cùn2025-02-05Hướng dẫn cách lưu lịch sử di chuyển để sử dụng khi cần khai báo y tế
Dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp và cuộc chiến chống dịch đang diễn ra ngày một cấp bách t2025-02-05
最新评论