Những người Việt Nam nổi tiếng trong thiên văn quốc tế_két quả bóng dá
Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất thế giới. Đây là lĩnh vực thú vị luôn nhận được sự quan tâm đầu tư đáng kể tại các nước phát triển.
Thiên văn học xuất hiện ở Việt Nam khá sớm,ữngngườiViệtNamnổitiếngtrongthiênvănquốctếkét quả bóng dá từ thời chúa Trịnh. Dấu tích hiện nay còn lưu lại ở phòng trưng bày trạm thiên văn ở Kiến An, Hải Phòng: Bảng đo thời tiết của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.
Ngày nay, bằng những đóng góp, thành tựu đáng kể cho thiên văn học đương đại, những nhà thiên văn học gốc Việt dưới đây đã khẳng định được tài năng và uy tín trên trường nghiên cứu thế giới.
Nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng, sang Pháp du học năm 18 tuổi. Ông từng làm việc tại Đại học Sorbonne, Paris và Giám đốc nghiên cứu tại Đài thiên văn Paris.
Ông cũng là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp. Năm 1973, ông được nhận giải thưởng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sau khi phát hiện và xác định chính xác vị trí xảy ra vụ nổ trong chòm sao Thiên Nga.
Giáo sư Riệu đã công bố trên 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn, đặc biệt trong lĩnh vực thiên văn vô tuyến trên các tạp chí khoa học quốc tế, viết nhiều sách cả chuyên ngành lẫn phổ biến khoa học bằng nhiều thứ tiếng.
Nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu tại đài quan sát không gian Onsala, Thụy Điển năm 1982. Ảnh: VNP. |
Những cuốn sách nổi tiếng của ông có thể kể đến như: "Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại", "Lang thang trên dải Ngân Hà", "Sông Ngân khi tỏ khi mờ", "Bầu trời tuổi thơ".
Từ năm 1976, ông thường xuyên về nước tham gia phát triển, phổ biến ngành vật lý thiên văn và vật lý môi trường, hai lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Quang Riệu là một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt trên thế giới đạt được những thành công trong thiên văn, ngành khoa học ít điều kiện phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một trong những khoa học gia tiên phong trong phổ biến, gợi mở tình yêu của giới trẻ Việt đối với thiên văn.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận hiện là Giáo sư ngành vật lý thiên văn tại Đại học Virginia, Mỹ. Sinh năm 1948 tại Hà Nội, sau đó ông theo gia đình vào TP.HCM sinh sống. Năm 1966, ông sang Thụy Sỹ học ngành vật lý. Một năm sau, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.
Giáo sư Thuận cũng là nhà văn với nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học, bàn về suy nghĩ trong mối tương quan giữa khoa học và niềm tin bản thân.
Ông được trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và văn hoá xã hội: Năm 2007, ông được trao Giải Moron của Viện Hàn lâm Pháp cho tác phẩm “Les Voies de la lumière” (Những con đường của ánh sáng) và Giải Kalinga 2009 của UNESCO về các đóng góp trong đại chúng hóa khoa học.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là nhà văn với nhiều cuốn sách bàn về vũ trụ học và tôn giáo. Ảnh: Victorforero. |
Năm 2012, ông lại được trao giải Prix mondial Cino del Duca (Giải thưởng Thế giới của Fondation Simone et Cino del Duca) của Viện Pháp.
Năm 2014, Chính phủ Pháp trao Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh cho ông vì những đóng góp thúc đẩy sự phát triển văn hóa khoa học, hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong lĩnh vực vật lý thiên văn.
Trịnh Hữu Châu - phi hành gia bay vào vũ trụ
Trịnh Hữu Châu (còn gọi là Eugene Trinh) sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Năm 2 tuổi ông sang Paris sinh sống cùng gia đình, đến năm 1968 bắt đầu định cư tại Mỹ.
Ông tốt nghiệp Đại học Columbia năm 1972, sau đó nhận học bổng và hoàn thành luận án thạc sĩ vật lý và triết học trong hai năm 1974 và 1975. Hai năm sau, ông nhận bằng tiến sĩ vật lý ứng dụng ở Đại học Yale. Năm 1979, ông làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Hiện tại, ông là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại trụ sở của NASA ở thủ đô Washington, Mỹ.
Phi hành gia Trịnh Hữu Châu cùng phi hành đoàn tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50. Ảnh: NASA. |
Cùng với phi hành đoàn tàu Columbia STS-50, ông thí nghiệm động lực học chất lỏng, kỹ thuật điều khiển chất lỏng trong điều kiện không bình chứa trên quỹ đạo trong gần 14 ngày (cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1992).
Trịnh Hữu Châu trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25/6/1992 trong chuyến bay STS-50 của NASA, ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút. Sau anh hùng Phạm Tuân, đây là dòng máu Việt thứ 2 bay vào vũ trụ.
Trong một buổi thuyết trình, khi được hỏi ông đã nhìn thấy gì lúc ở trên quỹ đạo, Trịnh Hữu Châu trả lờ: "Đó là Việt Nam. Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao".
Viện sĩ Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế Nguyễn Xuân Vinh
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh sinh năm 1930 tại Yên Bái. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần. Từ khi còn nhỏ, ông đã là người có năng khiếu toán. Ông viết sách từ rất sớm. Khi còn là học sinh, ông đã có sách được xuất bản.
Năm 1962, ông đến Mỹ để bắt đầu sự nghiệp khoa học khi 32 tuổi. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, ông làm giảng sư tại Đại học Michigan. Năm 1972, ông được phong hàm Giáo sư. Cũng trong năm này, ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.
Năm 1982, ông là giáo sư của ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa, Đài Loan. Hai năm sau, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Mỹ thứ ba và là người châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp. Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế.
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh trong một cuộc phỏng vấn năm 2016. Ảnh: YouTube. |
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Việt Nam đầu tiên, cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian sau khi thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền do NASA tài trợ.
Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công, đồng thời ứng dụng vào thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất an toàn. Ông còn là nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.
Ông thường xuyên được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn và các hội nghị quốc tế.
Năm 1999, ông nghỉ hưu. Đại học Michigan phong tặng ông danh hiệu Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian vì những đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Lưu Lệ Hằng – nhà thiên văn nữ đoạt “Nobel Thiên văn”
Lưu Lệ Hằng (còn gọi Jane Lưu) là nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963, quê gốc Bắc nhưng lớn lên ở miền Nam. Năm 1975, bà sang Mỹ định cư. Năm 1984, bà là thủ khoa Cử nhân vật lý tại Đại học Stanford, sau đó là bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California. Năm 1990, bà nhận bằng Tiến sĩ vật lý thiên thể của Viện Công nghệ Massachussetts (MIT).
Năm 1991, bà nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Mỹ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Viện Kỹ thuật Massachusetts, nhận học bổng Hubble của Đại học California-Berkeley.
Giáo sư Hằng cùng đồng nghiệp, thầy hướng dẫn David Jewitt được tôn vinh vì phát hiện vành đai Kuiper. Ảnh: Shawprize. |
Sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã khám phá ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper. Nhờ những nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper, hai người cùng với Michael E. Brown được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy trong lĩnh vực thiên văn vật lý. Tiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh. Hai người cũng được trao giải Shaw năm 2012 về lĩnh vực thiên văn học.
Từ năm 1994, bà là giảng sư khoa thiên văn học tại Đại học Harvard. Hiện bà làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts.
(Theo Zing)
Nhiều người làm giàu nhờ khoa học công nghệ thì Việt Nam mới có thể phát triển
ictnews Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, trong danh sách 50 người giàu nhất Việt Nam chưa có nhiều người hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ (KHCN). Do đó, chỉ khi nào có nhiều người làm giàu nhờ KHCN, Việt Nam mới có thể tiến kịp những nước phát triển.
相关文章
Bố mẹ chủ quan khi con nóng sốt, bé 2 tuổi phải cắt bỏ chân tay
- Thấy chân tay con gái 2 tuổi tím tái, hoại tử gia đình mới vội đưa tới bệnh viện. Bác sĩ buộc phải2025-01-10Chàng trai Cuba yêu cô gái Việt, cùng nhau bán bánh mì ở vỉa hè TPHCM
Xa xứTết năm 2022, Roberto Valdes Pedroso (32 tuổi, Havana, Cuba) đến TPHCM để tìm công việc, thử th2025-01-10Đun sôi dầu để xào thịt bò: Đây chính là sai lầm lớn nhất khiến thịt dai nhách, kém ngon
Muốn có được phần thịt bò xào mềm ngon, thơm nức lại ngọt lành quả không dễ. Bởi đa phần chị em đều2025-01-10Deadpool & Wolverine: Màn kết hợp 200 triệu USD của 2 tài tử sexy nhất thế giới
Hugh Jackman và Ryan Reynolds trong vai Wolverine và Deadpool.Ngày 27/7 này, các fan của cả Deadpool2025-01-10Nhà bê tông bình yên giữa đô thị ở Bắc Giang
Bắc Giang cách Hà Nội khoảng 60km về phía Bắc. Ở đây chủ yếu là nh2025-01-10Giáo lý nhà Phật hoàn toàn không dạy những điều như chùa Ba Vàng đã làm
Sau khi vụ việc 'gọi vong' thu tiền tại chùa Ba Vàng được báo chí nêu, Thượng tọa Thích Đức Thiện, P2025-01-10
最新评论