Ninh Thuận đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới
Tại “Hội nghị kết nối,ậnNhiềucơhộipháttriểnmớibắttaycáctỉnhkhaitháctiềmnăkết quả giải vô địch xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCM” diễn ra chiều 15/11 tại UBND tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - ông Trần Quốc Nam, nhận định tỉnh Ninh Thuận đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới.
Chính phủ đã có chủ trương triển khai đầu tư một số công trình trọng điểm quốc gia, thúc đẩy việc gia tăng tính kết nối phát triển Ninh Thuận với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cụ thể, dự án bổ sung sân bay Thành Sơn với quy mô cấp 4C, công suất 1,5 triệu lượt hành khách/năm vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không và sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam,và tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đã hoàn thành, rút ngắn thời gian di chuyển từ Ninh Thuận đến Tp.HCM từ 6-7 giờ còn 3-4 giờ.
Cảng biển tổng hợp Cà Ná cũng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động với bến 100.000 tấn, mang lại những lợi ích quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khai thác tiềm năng và lợi thế, thu hút đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 3 Khu Công nghiệp đã được thành lập (gồm: KCN Thành Hải, Du Long, Phước Nam) với tổng diện tích 855ha và KCN Cà Ná quy mô 827ha đang trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định chọn 5 cụm ngành đột phá gồm: Năng lượng, năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và thị trường bất động sản. Hai động lực tăng trưởng mới là kinh tế biển và kinh tế đô thị.
"Để thu hút nhiều nhà đầu tư, hiện nay, tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư theo hướng bảo đảm quyền lợi tốt nhất, khai thác tiềm năng phát triển.
Đối với chính sách ưu đãi đầu tư, tỉnh cũng đã và đang áp dụng chính sách đầu tư vào tỉnh theo hướng bảo đảm quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn giản nhất cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế xuất nhập khẩu", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định.
Thúc đẩy gia tăng tính kết nối phát triển Ninh Thuận
“Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCM” tổ chức ngày 15/11 là một trong những hoạt động xúc tiến đầu tư quan trọng của tỉnh Ninh Thuận.
Ninh Thuận và TP.HCM thời gian qua đã có chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Qua hơn 10 năm triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và tỉnh Ninh Thuận (2014-2024) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực.
Cụ thể: Năng lượng tái tạo, cảng biển, công nghiệp sản xuất, nông nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, khoa học và công nghệ... Đặc biệt, ở lĩnh vực đầu tư, tỉnh thu hút nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp TP.HCM gồm 24 dự án, với tổng vốn trên 31.500 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Ninh Thuận và TP.HCM.
Tỉnh Ninh Thuận mong muốn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, kết nối đầu tư giữa TP.HCM và tỉnh Ninh Thuận; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, các khu, cụm công nghiệp Ninh Thuận tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư của TP.HCM.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định, hội nghị này là dịp để các tổ chức, các doanh nghiệp, nhà đầu tư giữa Tp.HCM và tỉnh Ninh Thuận tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư. Đồng thời, mở rộng, tăng cường hợp tác xúc tiến đầu tư, kết nối chủ đầu tư các Khu, Cụm Công nghiệp, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tỉnh Ninh Thuận và các đối tác tiềm năng tại TP.HCM.
"Tôi mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác, mở rộng đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của hai bên thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bền vững", ông Trần Quốc Nam nói.
Tại hội nghị, các bên đã thống nhất tiến tới ký kết 13 bản ghi nhớ (MOU) nhằm tăng cường hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, đô thị; trao đổi hàng hóa, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Dịp này, Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood hỗ trợ phát triển Làng gốm Bàu Trúc 10 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 8/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức chuyến công tác trao đổi kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội tại Ninh Thuận về các lĩnh vực như thu hút đầu tư, xây dựng quy hoạch, chuyển đổi số, phát triển các khu du lịch…
Ninh Thuận và Bình Thuận đã đề xuất ký kết hợp tác trên các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tương đồng như công nghiệp năng lượng, kinh tế biển, du lịch, văn hóa, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ, liên thông hồ thủy lợi… Hai tỉnh hợp tác để đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; phát triển mạnh kinh tế biển; phát triển phù hợp kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, tạo khí thế phát triển liên vùng.
Ông Nguyễn Hoài Anh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển của tỉnh Ninh Thuận sau 32 năm tái lập. Nhiều lĩnh vực mà Bình Thuận cần nghiên cứu, tham khảo, học tập kinh nghiệm của Ninh Thuận, qua đó cộng hưởng phát triển. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị, thời gian tới, hai tỉnh sớm ký kết chương trình hợp tác ở một số lĩnh vực mang tính khả thi, hiệu quả, như chương trình hợp tác phát triển về văn hóa; phối hợp tổ chức xúc tiến đầu tư chung hoặc chia sẻ thông tin về đầu tư; mô hình đầu tư hạ tầng kết nối thủy lợi giữa hai tỉnh...
Ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận mong muốn, thời gian tới, hai tỉnh tiếp tục thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, đề ra những giải pháp phù hợp thực tiễn và có mối quan hệ hợp tác thắt chặt hơn nữa.
Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận đề nghị các sở, ngành hai tỉnh nghiên cứu, trao đổi và sớm thống nhất ký kết hợp tác chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững; trong đó tập trung khai thác thế mạnh chung của Ninh Thuận và Bình Thuận về năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi; chia sẻ kinh nghiệm về thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm. Đồng thời, hai bên tăng cường cung cấp thông tin về xúc tiến đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; liên kết phát triển các trung tâm logistics có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
Những chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ đang từng bước biến Ninh Thuận từ một “điểm mờ” thu hút đầu tư trở thành vùng đất hút dòng vốn của các doanh nghiệp, nhà phát triển du lịch hàng đầu Việt Nam và quốc tế.
Ngọc Anh(责任编辑:Nhà cái uy tín)