Có từ thời thuộc địa Anh,ýdocảnhsátẤnĐộvẫndùngbồcâuđưathưmc vs burnley soi kèo dịch vụ bồ câu đưa thư của bang Odisha hiện sử dụng hơn 100 con chim bồ câu Homer của Bỉ.
“Chúng tôi duy trì đàn chim bồ câu vì giá trị di sản, và để bảo tồn cho các thế hệ tương lai", hãng tin Reuters dẫn lời ông Satish Kumar Gajbhiye, quan chức cảnh sát quận Cuttack của bang Odisha, miền đông Ấn Độ.
Chim bồ câu có thể bay với tốc độ 55km/h cùng quãng đường lên tới 800km. Theo ông Gajbhiye, đàn chim bồ câu đã trở thành cứu cánh ít nhất 2 lần trong 4 thập kỷ qua.
Cụ thể, bồ câu đã đóng vai trò quan trọng sau khi các đường dây liên lạc bị cắt vào năm 1999, do một cơn bão mạnh tấn công các khu vực ven biển. Vào năm 1982, bồ câu trở thành người giữ liên lạc sau khi lũ lụt tàn phá một số vùng của bang Odisha.
Thông thường, nội dung tin nhắn được viết lên da hành tây, một loại giấy mỏng, nhẹ, chắc và có độ trong mờ. Tờ giấy sau đó được cho vào một viên nang rồi buộc vào chân chim bồ câu.
“Chúng tôi bắt đầu huấn luyện chim bồ câu từ khi chúng được 5 - 6 tuần tuổi’, ông Parshuram Nanda, người chăm sóc chim bồ cầu đưa thư chia sẻ.
Khi những chú chim lớn hơn, chúng được đưa tới một nơi xa, và được thả tự do để tự bay về tổ theo bản năng.
“Khoảng cách cứ tăng dần, và trong vòng 10 ngày, chim bồ câu có thể tìm được đường về tổ từ khoảng cách 30km”, ông Nanda nói.
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay khiến chim bồ câu chỉ còn được sử dụng trong các nghi thức tại Ấn Độ.
“Ngay cả trong trường hợp khó có thể xảy ra là mọi phương thức liên lạc đều bị cắt đứt vào ngày mai, những chú chim bồ câu sẽ không bao giờ ngừng đưa thư”, nhà sử học Anil Dhir nói.