FabetFabet

Nhìn lại vụ Mỹ đánh bom sứ quán Trung Quốc cách đây 20 năm_dự đoán villarreal

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không kích Nam Tư từ cuối tháng 3/1999 để ngăn chặn lực lượng của Tổng thống Slobodan Milosevic xung đột với người Albania tại Kosovo. Đến tháng 5/1999,ìnlạivụMỹđánhbomsứquánTrungQuốccáchđâynădự đoán villarreal các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu ngày càng tăng cường. Ở thời điểm đó, cả Mỹ và NATO đều đối mặt với chỉ trích của Nga và Trung Quốc khi tiến hành không kích mà không nhận được ủy quyền của Liên Hợp Quốc.

{keywords}
Đại sứ quán Trung Quốc hư hại sau vụ đánh bom. (Ảnh: BBC)

Gần nửa đêm 7/5/1999, kỹ sư Vlada vội vàng chạy về nhà tại Belgrade, thủ đô Nam Tư, để đưa cậu con trai 20 tuổi đi tránh bom. Gia đình của Vlada đã phải dành nhiều đêm trú tại hầm chung cư của họ khi còi báo động rền vang. Họ cầu khẩn rằng tên lửa sẽ không phóng vào tòa chung cư và cho rằng bản thân vẫn may mắn vì ở ngay cạnh tòa sứ quán Trung Quốc nên sẽ an toàn.

Nhưng ngày hôm đó, máy bay ném bom B-2 của Mỹ đã thả tới 5 quả bom trúng sứ quán Trung Quốc cách chung cư của ông Vlada 100m.

{keywords}
Nhân sự đại sứ quán Trung Quốc chạy thoát thân khi nơi này trúng bom. (Ảnh: BBC)

Doanh nhân người Trung Quốc Shen Hong sống tại Belgrade ở thời điểm đó kể lại rằng khi ông đến hiện trường, cảnh tượng rất tồi tệ, tòa sứ quán cháy đen, nhiều nhân sự tại đây bị thương, đổ máu.

Ngày hôm sau, ông Shen nhận được tin hai người bạn thân là nhà báo Xu Xinghu (31 tuổi) cùng vợ Zhu Ying (27 tuổi) đã thiệt mạng. Cặp đôi đều công tác tại tờ Guangming Daily. Một nhà báo khác, bà Shao Yunhuan (48 tuổi) làm việc cho hãng thông tấn Tân Hoa cũng thiệt mạng trong vụ đánh bom. Tổng cộng có 3 người chết và 20 người khác bị thương trong vụ việc.

{keywords}
Ba nạn nhân thiệt mạng sau vụ đánh bom. (Ảnh: Reuters)

Ngay trong giờ đầu tiên sau vụ không kích, Mỹ và NATO lập tức khẳng định đây chỉ là một tai nạn. Đại diện của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc lại tuyên bố đây là “hành động chiến tranh”.

Mất hơn một tháng để Mỹ giải thích rõ ràng với Trung Quốc về toàn bộ tai nạn này. Theo đó, nhiều nhầm lẫn liên tiếp khiến 5 GPS định vị cho rằng Đại sứ quán Trung Quốc là mục tiêu ném bom.

Trong khi đó, Mỹ khẳng định mục tiêu thật sự là trụ sở Văn phòng quân nhu và cung ứng Liên bang Nam Tư (FDSP) – cơ quan quốc gia quản lý nhập và xuất khẩu thiết bị quốc phòng. Tòa nhà màu xám vẫn lừng lững tồn tại cho đến ngày nay, cách đại sứ quán Trung Quốc vài trăm mét.

{keywords}
Người dân Trung Quốc ném đá vào Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. (Ảnh: BBC)

Ban đầu NATO dự tính chiến dịch ném bom sẽ chỉ diễn ra trong vài ngày cho đến khi Tổng thống Milosevic rút lực lượng khỏi Kosovo là đồng ý cho lực lượng gìn giữ hòa bình tiến vào. Nhưng đến thời điểm sứ quán Trung Quốc trúng bom, chiến dịch này đã kéo căng hơn 6 tuần. Trong quá trình xác định mục tiêu, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã chọn FDSP là mục tiêu.

Hai ngày sau vụ đánh bom, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó William Cohen thừa nhận: “Một trong những máy bay của chúng tôi đã tấn công nhầm mục tiêu bởi dựa vào bản đồ đã cũ”. Bộ trưởng Cohen đề cập đến bản đồ Chính phủ Mỹ dùng đã không chỉ chính xác địa điểm của đại sứ quán Trung Quốc và FDSP.

Câu chuyện sau đó dẫn đến động thái khác ở Trung Quốc. Sáng 8/5/1999, một nhân viên ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh – ông David Rank thức dậy, bật tivi và mở kênh CNN. Khi đó, đập vào mắt ông Rank là hình ảnh tòa sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư chìm trong khói. Đến chiều cùng ngày, hàng nghìn người Trung Quốc tập trung bên ngoài tòa  sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh để phản đối.

{keywords}
Đại sứ Mỹ James Sasser mắc kẹt trong Đại sứ quán ở Bắc Kinh tới 4 ngày do các cuộc biểu tình. (Ảnh: Reuters)

Cuộc biểu tình nhanh chóng trở nên bạo lực, người dân lấy đá ném vào tường đại sứ quán. Biểu tình kéo dài trong ngày tiếp theo, thêm nhiều người tham dự, họ ném đá, sơn và trứng vào cả sứ quán Mỹ và sứ quán Anh. Không chỉ tại Bắc Kinh, đám đông cũng đổ ra đường tại Thượng Hải và nhiều thành phố khác vào dịp cuối tuần.

Trung Quốc nhận được 28 triệu USD đền bù từ Mỹ cho vụ đánh bom này nhưng sau đó Bắc Kinh cũng phải chuyển cho Washington 3 triệu USD bù đắp những thiệt hại của các cơ sở ngoại giao trong biểu tình. Ngoài ra, Mỹ trả thêm 4,5 triệu USD cho gia đình những nạn nhân bị thương và thiệt mạng trong vụ đánh bom.

Ngày nay, sứ quán Trung Quốc tại Belgrade đang được chuyển thành trung tâm văn hóa. Đài BBC (Anh) cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không có ý định quên đi vụ đánh bom năm 1999.

Theo Báo Tin tức

赞(2718)
未经允许不得转载:>Fabet » Nhìn lại vụ Mỹ đánh bom sứ quán Trung Quốc cách đây 20 năm_dự đoán villarreal