TheàmthươngmạiđiệntửkiểuchộpgiậtngườiViệtđangtựbắnvàochânmìtrực tiếp bóng đá 91o thống kê sơ bộ, tại Việt Nam hiện có hàng triệu người tham gia thị trường thương mại điện tử, trong đó hơn 400.000 tài khoản có trả tiền trên Facebook, khoảng 30.000 doanh nghiệp làm thương mại điện tử, sử dụng các công cụ Internet Marketing để phục vụ hoạt động kinh doanh... Ông Tuấn Hà, CEO Vinalink đánh giá, bên cạnh những người làm thương mại điện tử, Internet Marketing uy tín, chân chính thì hiện nay có những người chỉ nhằm mục tiêu làm sao kiếm tiền nhanh, làm ăn chộp giật và thậm chí lừa đảo. “Ví dụ họ đăng ký trên một hệ thống thương mại điện tử của thế giới nhưng lại sử dụng chiêu trò bùng tiền của người ta, dẫn tới việc bị ban nick. Thậm chí, những người như thế gây ra tiền lệ rất xấu khiến cho có hệ thống thương mại điện tử nước ngoài họ cứ thấy tài khoản của Việt Nam là trảm ngay”, ông Tuấn Hà nêu ví dụ. Trao đổi thêm với ICTnews, chuyên gia này còn cho hay trong nước có những người kinh doanh hàng Trung Quốc, thường xuyên lên Alibaba, TaoBao… lấy hàng về để bán tại Việt Nam. Vì muốn có lợi nhuận nhiều nên họ sẵn sàng lấy hàng kém chất lượng dù trước đó cam kết, quảng cáo là hàng tốt. Hàng của Trung Quốc thì mức giá nào họ cũng có thể đáp ứng. Hàng chất lượng kém mang về Việt Nam bán khiến cho người tiêu dùng than phiền là do chính người Việt đặt, gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, mất niềm tin của người tiêu dùng. Chuyên gia Tuấn Hà nhấn mạnh thực trạng này liên tục tái diễn đã tạo ra tiền lệ xấu cho hoạt động mua hàng online, dẫn tới tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam ì ạch. |