Chỉ có 24 tiếng, khách Việt đi đâu chơi gì ở thành phố Cao Hùng Đài Loan?_nhan dinh phat goc dem nay
Chị Đoàn Nghi Quân quê ở Quảng Ninh rời Việt Nam sang Đài Loan (Trung Quốc) học tập và làm việc. Sau khi kết hôn,ỉcótiếngkháchViệtđiđâuchơigìởthànhphốCaoHùngĐànhan dinh phat goc dem nay chị quyết định ở lại lập nghiệp.
Vốn thích được đi đây đó để khám phá những vùng đất mới, cô gái người Quảng Ninh quyết tâm theo đuổi công việc làm hướng dẫn viên du lịch (HDV).
Với gần chục năm có kinh nghiệm trong nghề hướng dẫn viên, chị Quân nhận thấy Cao Hùng là một trong những thành phố thu hút lượng lớn du khách Việt tới trải nghiệm mỗi năm.
Cao Hùng, thành phố cảng biển lớn thứ 2 Đài Loan, nằm ở phía Nam là điểm dừng chân không thể thiếu trong lịch trình. Chị Quân cho rằng, nếu chỉ có 24 tiếng, khách hoàn toàn có thể sắp xếp đi ăn chơi thoải mái ở thành phố này.
Chùa Phật Quang Sơn
Hiện Đài Loan đã trở thành một trong những điểm đến thu hút khách Việt. Cao Hùng, thành phố cảng biển nằm ở phía Nam là điểm dừng chân không thể thiếu trong lịch trình. Chị Quân cho rằng, nếu chỉ có 24 tiếng, khách hoàn toàn vẫn có thể sắp xếp đi ăn chơi thoải mái ở thành phố này.
Xuất phát từ trung tâm thành phố, trong điểm đến đầu tiên của hành trình, chị Quân thường đưa đoàn tới chùa Phật Quang Sơn. Đây là điểm đến tôn giáo lớn và nổi tiếng nhất ở Đài Loan thu hút hàng triệu du khách tới viếng thăm mỗi năm.
Quần thể khu tâm linh có quy mô đồ sộ với kiến trúc độc đáo, mang những nét đặc trưng của Phật giáo Đại thừa. Chùa có địa thế quay lưng hướng Tây và quay mặt về hướng Đông, nhìn về phía sông Cao Bình.
Kiến trúc của chùa là sự giao thoa giữa nghệ thuật và tôn giáo, với 8 bảo tháp, 48 gian địa cung, 8 thiên cung và hàng chục nghìn bức tượng Phật lớn nhỏ. Du khách đi sâu vào trong tiến tới quảng trường Bồ Đề được bao quanh bởi 480 bức tượng Phật cao 40m. Ngay giữa trung tâm là bức tượng Đại Phật ở tư thế ngồi với chiều cao 108m.
Theo hướng dẫn viên người Việt, chùa Phật Quang Sơn được mô tả là "kinh đô Phật giáo" duy nhất ở Đài Loan, trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong tour tới Cao Hùng.
Do khuôn viên bên trong có tổng diện tích lên tới 100ha, du khách có thể dành cả buổi sáng để tham quan. Tới bữa trưa, cả đoàn tiếp tục di chuyển tới nhà hàng nằm cách cổng chùa chỉ vài trăm mét. Nhà hàng chuyên phục vụ các món về cá với cách chế biến khá hợp khẩu vị người Việt với giá khoảng 10 USD/khách (250.000 đồng).
Làng dân gian Mỹ Nông
Trong hành trình khám phá buổi chiều, đoàn khách tiếp tục ghé thăm làng dân gian Mỹ Nông. Phần lớn dân số ở đây là người Khách Gia nên mọi thứ đều mang đậm màu sắc văn hóa địa phương.
Người Đài Loan vốn rất ưa chuộng các hoạt động DIY (viết tắt của Do it yourself - tạm dịch: tự mình làm lấy) nên khi tới thăm làng sẽ được trải nghiệm làm ô từ giấy dầu, tự pha chế màu để vẽ quạt hay pha chế trà.
Loại trà đặc trưng của người Khách Gia khá đặc biệt với thành phần từ lạc nghiền vụn, hạt vừng, gạo nâu rồi cho thêm bột trà và nước nóng.
Trung tâm nghệ thuật Pier 2
Khi trời chuyển sang thời điểm hoàng hôn vừa kịp để du khách tới trung tâm nghệ thuật Pier 2 nằm ở cầu cảng số 2 của thành phố. Đây vốn là trung tâm phát triển sáng tạo nghệ thuật phía nam của Đài Loan.
Dưới ánh chiều tà, cầu cảng hiện đại của thành phố cảng hiện lên trước mắt. Nơi đây còn là chốn thư giãn hàng ngày của người dân địa phương, có tuyến đường riêng dành cho xe đạp và bày bán nhiều sản phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Chợ đêm Lục Hợp
Kết thúc hành trình cuối ngày, đoàn khách sẽ tự do thưởng thức đồ ăn tại chợ đêm Lục Hợp.
Không quá lời khi nói rằng chợ đêm là một trong những đặc sản của Đài Loan bởi bất cứ thành phố nào cũng có những khu chợ đêm đặc sắc và Lục Hợp là một trong số đó.
Khu chợ có lịch sử từ những năm 1950, là một trong các chợ đêm lâu đời nhất Đài Loan. Khu chợ nổi tiếng với nhiều món ăn và đồ uống đặc trưng. Đây được coi là điểm đến lý tưởng để du khách khám phá ẩm thực độc đáo và văn hóa chợ đêm của người địa phương.