Liên quan đến dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải,ậnnóigìvềdựánbiệtthựtrongVườnQuốcgiaNúiChúkèo manchester united huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) quy mô 64,65ha sẽ được xây dựng tại Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa, cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận vừa phát thông tin tới báo chí về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án này.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Ninh Thuận, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Syrena Việt Nam (Công ty Syrena Việt Nam) có sử dụng và chuyển đổi 11,58ha đất của VQG Núi Chúa.
Do đó, theo Luật Bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT sẽ là cơ quan thẩm định và phê duyệt ĐTM của dự án. Sau khi cùng đơn vị tư vấn lập ĐTM, Công ty Syrena Việt Nam đã gửi cho Bộ TN&MT để đăng tải lên cổng thông tin điện tử, tham vấn cộng đồng theo quy định.
Thời gian tham vấn cộng đồng đã hết vào ngày 26/9/2023 và Bộ TN&MT sẽ gửi kết quả tham vấn cho chủ đầu tư.
Theo Sở TN&MT Ninh Thuận, ngoài Bộ TN&MT tham vấn trên cổng thông tin điện tử như trên, việc tham vấn ĐTM của dự án sẽ được thực hiện dưới hình thức tổ chức họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn phải tham vấn bằng văn bản đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án, như UBND xã, các cơ quan Nhà nước được giao quản lý những khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường…
Sở TN&MT Ninh Thuận cho biết theo thông tin từ Công ty Syrena Việt Nam, đầu tháng 11/2023, công ty này sẽ phối hợp với UBND xã Vĩnh Hải tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi các hoạt động của dự án.
Sau đó, chủ đầu tư dự án sẽ gửi văn bản đến cơ quan chức năng xã Vĩnh Hải, Ban quản lý VQG Núi Chúa để tham vấn. Trên cơ sở kết quả tham vấn, chủ đầu tư sẽ tổng hợp, giải trình kết quả tham vấn và hoàn thiện ĐTM của dự án để trình Bộ TN&MT thẩm định.
Tham vấn ý kiến của Uỷ ban UNESCO Việt Nam
Về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Ninh Thuận cho biết tổng diện tích dự án này là 64,65ha.
Để triển khai dự án, Công ty Syrena Việt Nam phải chuyển mục đích sử dụng 11,58ha rừng đặc dụng tại khoảnh 2, 3, 5 tiểu khu 150, thuộc phân khu dịch vụ - hành chính, lâm phần quản lý của Ban quản lý VQG Núi Chúa.
Trong 11,58ha rừng này, hiện trạng có 10,6ha rừng tự nhiên và 0,98ha rừng trồng. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng 11,58ha rừng này sang mục đích khác thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Theo Sở NN&PTNT Ninh Thuận, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; pháp luật đầu tư; quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.
Ngoài ra, quá trình thực hiện trình tự, thủ tục dự án, UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý VQG Núi Chúa cùng các đơn vị liên quan tham vấn ý kiến của Uỷ ban UNESCO Việt Nam và MAB Việt Nam, là cơ quan đầu mối quốc gia của UNESCO tại Việt Nam.
Bởi dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy được triển khai trong phân khu dịch vụ - hành chính của VQG Núi Chúa và thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa đã được UNESCO công nhận.
Sở NN&PTNT Ninh Thuận chưa cung cấp thông tin về kết quả tham vấn ý kiến của các cơ quan trên.
Về trồng rừng thay thế, Sở NN&PTNT Ninh Thuận cho biết Công ty Syrena Việt Nam cam kết thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế 11,58ha rừng bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho địa phương, Sở NN&PTNT cho rằng việc triển khai dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy “sẽ tạo điểm nhấn cho du lịch tỉnh Ninh Thuận” và “góp phần nâng cao vai trò, phát huy giá trị tài nguyên rừng và biển của VQG Núi Chúa”.
Dự án xây 100 biệt thự gây ảnh hưởng lớn ra sao đến Vườn Quốc gia Núi Chúa?Dự án lấy 64,17ha quy hoạch rừng đặc dụng. Để xây 100 căn biệt thự, phải “dọn dẹp” gần 12ha rừng tại Vườn Quốc gia Núi Chúa với hệ sinh thái đa dạng. Đây là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa được UNESCO công nhận.