Việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt không chỉ giúp giảm thiểu các thủ tục hành chính mà còn hạn chế rủi ro phát sinh cho cả người bệnh khi dùng tiền mặt,ánkhôngtiềnmặtgiúpgiảmtảichongànhYtếatalanta vs inter milan cũng như trong công tác quản lý viện phí, thông tin của bệnh viện.
Tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt 2022, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Thời gian qua ngành y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt công tác, từ hành chính công, khám chữa bệnh, cho đến đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, thanh toán điện tử là một trong những nội dung được tập trung thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định việc thanh toán kỹ thuật số trong khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn, bất cập đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hiện người dân khi thăm khám tại các cơ sở y tế vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt thay vì thẻ hoặc các ứng dụng di động thanh toán khác.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy gần 50% dân số Việt Nam vẫn chưa có tài khoản ngân hàng hoăc thẻ thanh toán điện tử, đặc biệt còn thiếu giải pháp thanh toán viện phí tại các cơ sở y tế ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng sa. Bên cạnh đó, nhận thức người dân về lợi ích của hình thức thanh toán này khi khám, chữa bệnh còn chưa cao, dẫn đến tỉ lệ không dùng tiền mặt còn thấp.
Trong khi đó, việc liên kết phần mềm giữa các ngân hàng, trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn nhiều hạn chế. Cùng lúc, phí thanh toán cho các giao dịch này vẫn ở mức cao và bệnh viện chưa xây dựng cơ chế hỗ trợ chi trả phí thanh toán này, cũng là một trong các nguyên nhân khiến người bệnh e dè.
Đây cũng là các nội dung được Chính phủ chỉ đạo trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, đó là thanh toán không dùng tiền mặt đối với viện phí, học phí và giải pháp, cơ hội cho người dân, bệnh nhân trong xã hội không tiền mặt.
Theo ngành Y tế, hiện nay có khoảng hơn 30 bệnh viên đã triển khai phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tại bệnh viện, bệnh nhân và người nhà chỉ cần quét mã QR trên phiếu thanh toán bằng ứng dụng của các ngân hàng có liên kết để thanh toán mà không cần xếp hàng nộp tiền.
Đã có 15 ngân hàng ký thoả thuận hợp tác hỗ trợ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bằng QR Code tại bệnh viện, giúp người bệnh dễ dàng thực hiện dịch vụ trên các thiết bị di động, thậm chí có thể thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ xa.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, Điều dưỡng trưởng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình cho biết Khoa Khám bệnh mỗi ngày đón tiếp khoảng 700 lượt bệnh nhân đến làm các thủ tục hành chính trong quá trình khám, chữa bệnh. Việc thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện cho người dân và cả bệnh viện. Hiện Bệnh viện đã phối hợp và đăng ký với một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ người dân thanh toán không dùng tiền mặt bằng các hình thức như làm thẻ ATM mới, cài đặt mã QR PAY trên điện thoại thông minh...
Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh, nơi đón tiếp từ 1.300 - 1.500 lượt bệnh nhân mỗi ngày, cũng đã triển khai giải pháp thanh toán viện phí QR động không tiền mặt để giảm thời gian chờ đợi khi thanh toán viện phí và các dịch vụ y tế, từ đó giải toả áp lực cho cả cán bộ và người dân.
Theo đó, người dân khi đến thăm khám chỉ cần đăng nhập ứng dụng Mobile Banking của các Ngân hàng, quét mã QR hiển thị trên phiếu thu của bệnh viện, kiểm tra xác nhận thông tin giao dịch và thực hiện thanh toán nhanh chóng không cần qua quầy thu ngân. Được biết, việc không sử dụng tiền mặt có thể rút ngắn thời gian khám chữa bệnh từ 15 - 20 phút.
Thế Vinh