“Tôi chưa bao giờ nghĩ con khác với những đứa trẻ bình thường…” Con cái chính là món quà vô giá thượng đế ban tặng cho cha mẹ. Anh Lê Khương - trú tại Thuận An,áiấmtrànngậptiếngcườicủabốđơnthânnuôiconđặcbiệlịch thi đấu ngoại hang anh Bình Dương cũng có được may mắn đó, song “món quà” anh nhận được lại có phần đặc biệt hơn mọi người. Lê Hoàng Diệp Thảo - tên ở nhà là bé Heo, năm nay gần 3 tuổi. Diệp Thảo không may mắc bệnh “đặc biệt” - hội chứng Down và tim bẩm sinh từ khi lọt lòng. Không giống như những gia đình khác, anh Khương đã chuẩn bị từ trước cho sự ra đời của đứa con đặc biệt. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hai vợ chồng anh đã được bác sĩ tư vấn làm các xét nghiệm để sàng lọc dị tật thai nhi. “Tôi chưa bao giờ nghĩ con khác với những đứa trẻ bình thường. Tôi vui vì đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho mình để đón chào con trong tâm thế háo hức nhất”, anh Khương xúc động chia sẻ. Đã có nhiều trăn trở, cũng có nhiều đêm thức trắng, nhưng chưa bao giờ anh Khương có suy nghĩ bỏ con mà chỉ quan tâm xem làm thế nào để cả mẹ và con khỏe mạnh. Một mình nuôi con mắc hội chứng Down Quá trình nuôi dạy trẻ là cả một chặng đường đầy gian khó, đối với những gia đình có đứa trẻ “đặc biệt” thì lại càng khó khăn bội phần. Ngay khi bé Heo còn nằm trong bụng mẹ, anh Khương đã phải tìm kiếm khắp nơi, rong ruổi mọi cung đường hỏi thăm những gia đình có con bị Down để nói chuyện và quan sát những đứa trẻ đó. Trớ trêu, khi bé Heo vừa lọt lòng mẹ thì vợ chồng anh Khương quyết định kết thúc mối quan hệ và anh là người nuôi dưỡng hai con. Cuộc sống làm bố đơn thân không hề đơn giản. Anh chấp nhận thu hẹp mô hình kinh doanh và cắt phần lớn thời gian dành cho bản thân để có nhiều thời gian chăm sóc con. Anh tự tay chăm con, pha sữa, thay bỉm, dạy con đứng, con đi... Nhiều đêm dài thức trắng, vừa tranh thủ chợp mắt thì con lại dậy khóc, anh lục sục cả đêm. Chẳng bao giờ anh quát mắng con, ngược lại còn cố gắng nói chuyện với con dù phần lớn là bé chưa hiểu. Những clip anh Khương dạy con hoặc chơi đùa cùng con được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Đặc biệt là truyền những cảm xúc tích cực và khích lệ các bố mẹ có con cũng mắc hội chứng Down. Chủ động trong hành trình mang thai, sinh con Thực tế cho thấy, rất nhiều gia đình không biết con bị dị tật trước khi sinh. Do đó, họ thiếu kiến thức chăm sóc hoặc đón nhận đứa con “đặc biệt” trong tâm thế bị động và áp lực nặng nề. Bên cạnh đó, phần lớn các gia đình cũng thiếu sự chuẩn bị tài chính cần thiết để chữa trị cho con, bởi những đứa trẻ mắc hội chứng Down thường kéo theo nhiều bệnh khác liên quan đến tim, phổi…
Thế Định |