Trong thông cáo chung,ốcphảicóchứngchỉnếumuốnbànchuyệnphápluậgiải j-league 1 nhật bản Cục Phát thanh và Truyền hình cùng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết, với các nội dung yêu cầu “mức độ chuyên nghiệp cao hơn”, streamer phải có bằng cấp tương ứng để thảo luận về các chủ đề này. Họ phải trình chứng chỉ cho nền tảng livestream mà họ sử dụng, sau đó nền tảng cần tiến hành đánh giá.
(Ảnh: Getty Images) |
Quy định mới nhất nhấn mạnh nỗ lực không ngừng nghỉ của Bắc Kinh trong “dọn dẹp” không gian mạng, đặc biệt là lĩnh vực livestream bùng nổ hiện nay. Các công ty lớn nhất Trung Quốc như Tencent, Alibaba hay ByteDance đều cung cấp nền tảng livestream. KOL thường xuyên sử dụng nền tảng để bán sản phẩm và thu về hàng tỷ USD doanh số chỉ trong vài giờ.
Hơn 16 tháng qua, Trung Quốc thi hành hàng loạt quy định mới trong ngành công nghệ để kiềm chế quyền lực của các “gã khổng lồ”. Nhà chức trách tăng cường kiểm soát các lĩnh vực có ảnh hưởng đến xã hội như video game, livestream, văn hóa ngôi sao. Tháng trước, Trung Quốc cấm trẻ dưới 16 tuổi xem livestream sau 10 giờ tối và mua quà tặng ảo cho KOL.
Yêu cầu của hai cơ quan chính phủ Trung Quốc đặt ra “quy tắc ứng xử” đối với người nổi tiếng trên mạng. Trung Quốc sở hữu hệ thống kiểm duyệt nghiêm khắc hàng đầu thế giới. KOL bị cấm dùng công nghệ deepfake để ghép mặt của lãnh đạo hay chính trị gia vào video mà họ không tham dự. Họ cũng bị cấm trình chiếu các nội dung lãng phí thực phẩm, khoe hàng hiệu hay lối sống xa xỉ. Nội dung không được mang hàm ý tình dục hay khêu gợi.
Du Lam (Theo CNBC)
Nhà chức trách Trung Quốc đề xuất các nền tảng mạng xã hội phải xem xét mọi bình luận của người dùng trước khi đăng tải.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)