Ngược trở lại nhiều năm về trước,âuchuyệntruyềncảmhứngtừThànhviênHộiđồngcốvấxem độ bóng đá điều gì đã khiến ông tìm thấy niềm đam mê của mình? Tất cả bắt đầu với những chú hải ly. Khi còn là sinh viên năm ba của Đại học Michigan, vào năm 1973, Alex Pentland làm việc bán thời gian với tư cách là một lập trình viên máy tính cho Viện Nghiên cứu Môi trường của NASA.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông là phát triển một phương pháp đếm hải ly Canada từ ngoài không gian. Chỉ có một vấn đề: các vệ tinh thời bấy giờ chưa đủ hiện đại còn hải ly thì nhỏ.
“Những gì hải ly làm là tạo ra các ao”, ông nhớ lại giải pháp cuối cùng của mình, “và bạn có thể đếm số lượng hải ly bằng số lượng ao. Bạn sẽ có được một thước đo gián tiếp nhờ theo dõi lối sống của chúng”. Những chú hải ly ấy chả mấy chốc đã được đếm hết, và niềm đam mê của Pentland với phương pháp luận cơ bản bén rễ.
Liệu có thể, chàng trai 21 tuổi tự hỏi, sử dụng cách tiếp cận tương tự để hiểu con người và xã hội, hay sử dụng các cảm biến để làm sáng tỏ các hành vi xã hội phức tạp? Và khi làm như vậy, liệu chúng ta có thể tìm ra cách để tăng cường nhận thức tư duy của mình - để tạo ra một thế giới phù hợp hơn với nhu cầu của con người, nơi các thành phố và doanh nghiệp được phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu khách quan để tối đa hóa hạnh phúc và hiệu suất của chúng ta?
Trở nên chìm đắm hơn sau khi tham gia nghiên cứu những chú hải ly, ông phát hiện ra từng bước đường chúng đi thực ra có thể gây hại nhiều hơn là có ích; từ đó nghiệm ra, những định kiến mới hình thành sẽ ảnh hưởng đến những gì dữ liệu giác quan khách quan đang nói với bạn.
Pentland kết luận: Tất cả những gì bạn thực sự cần là một cảm biến gắn liền với từng cá nhân và có khả năng tiếp nhận môi trường, từ dấu hiệu sinh lý đến tín hiệu giọng nói, cho đến khung cảnh và âm thanh xung quanh đối tượng suốt cả ngày.
Vào thế kỷ 21, Pentland được biết đến như một trong những nhà tiên phong có tầm ảnh hưởng nhất trong ngành công nghệ thiết bị đeo trên người, ông đã tiên phong và truyền cảm hứng, đóng góp cho sự phát triển của các thiết bị từ Google Glass đến các thiết bị theo dõi thể dục. Chính từ trong những bước đi ban đầu từ những chú hải ly ấy mà hạt giống góp phần giúp công nghệ thiết bị đeo trên người như chúng ta biết ngày nay được gieo trồng vững chắc.
Vòng sơ khảo 2 Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo - AI Contest 2023 vẫn đang diễn ra với hạn nộp bài kéo dài đến hết ngày 15/10. Các thí sinh nộp bài thi tại [email protected]. Mọi thông tin chi tiết tham khảo tại website: vlabinnovation.com |
Thế Định
(责任编辑:Cúp C1)