Xem bài 1: Chuyển đổi số tạo "lá chắn công nghệ" chống dịch ở Thái Nguyên
“Hội nghị không giấy”
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết,àiHộinghịkhônggiấyvànhữngkếtquảthầntốctrongchuyểnđổisốcủaTháiNguyêthanh hoá vs slna sau 3 tháng triển khai, dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện cấp độ 4 đã “phủ” 100% với hơn 1.300 các dịch vụ. Trước khi thực hiện đề án chuyển đổi số, con số này khoảng 35% .
Theo số liệu báo cáo của Sở TT-TT, việc triển khai xây dựng các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung của tỉnh, cụ thể là việc xây dựng hệ thống quản lý văn bản đi/đến trong chỉ đạo điều hành đã giúp tiết kiệm gần 6 tỷ đồng tiền in tài liệu, văn bản ra giấy như trước đây.
Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra từ ngày 10 - 12/8 vừa qua là “kỳ họp không giấy” đầu tiên được Thường trực HĐND tỉnh triển khai áp dụng. Ảnh: Cổng thông tin UBND tỉnh Thái Nguyên
Với tinh thần không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng các kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) đã đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số; trong đó có nội dung triển khai “Kỳ họp không giấy”.
Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh khóa XIV (nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra từ ngày 10/8 đến ngày 12/8) vừa qua là là kỳ họp HĐND tỉnh đầu tiên được Thái Nguyên áp dụng hình thức “Kỳ họp không giấy”.
Các kỳ họp trước, tài liệu được in giấy chuyển tới tận tay các đại biểu. Trong kỳ họp lần này, mỗi đại biểu sử dụng 1 máy tính bảng được Văn phòng HĐND tỉnh cấp và cài đặt tài khoản riêng để truy cập vào tài liệu phục vụ Kỳ họp, thông qua ứng dụng eCabinet (phòng họp không giấy).
Tại đây, tài liệu, chương trình Kỳ họp, dự thảo báo cáo, tờ trình, nghị quyết, ý kiến cử tri, danh sách đại biểu, các thông báo… đều đã được tải sẵn theo các file riêng biệt.
Ứng dụng eCabinet được cài trên máy tính đã giúp cuộc họp trở nên “nhẹ” hơn, khối Văn phòng xử lý công việc nhanh, có nhiều thời gian tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách khác từ đó thực hiện tốt công tác tham mưu tổng hợp, điều phối, bảo đảm thông tin, bảo đảm hậu cần, phục vụ kịp thời có hiệu quả sự chỉ đạo điều hành của Thường trực HĐND tỉnh.
Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) của tỉnh Thái Nguyên
Phó Chủ tịch thường trực HĐND Đỗ Đức Công nhận định: “Kỳ họp không giấy” được triển khai với mục tiêu giảm văn bản giấy trong các kỳ họp, đẩy nhanh hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền tỉnh, phù hợp với xu hướng và yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số mà tỉnh Thái Nguyên đang triển khai, thực hiện; tạo lập môi trường, phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả và tiện lợi hơn cho người dân”.
Hiện tại, Sở TT-TT đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư nhằm nâng cấp, bổ sung thêm phiên bản di động để đảm bảo thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp được thông suốt, không phụ thuộc vào vị trí địa lý.
Thái Nguyên đang thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với 3 hệ thống nền tảng là Cổng thông tin điện tử; Mạng truyền số liệu chuyên dùng; Hội nghị truyền hình đảm bảo liên thông 3 cấp từ tỉnh – huyện – xã và ngược lại.
Hệ thống tiếp nhận thông tin để hỗ trợ công dân đang "mắc kẹt" tại các tỉnh có dịch phía Nam của tỉnh Thái Nguyên hoàn toàn được thực hiện qua mạng.
“Việc thuê dịch vụ công nghệ giúp Thái Nguyên giảm bớt chi phí đầu tư, được quyền lựa chọn dịch vụ tốt nhất, bảo mật nhất” – ông Hoà nói.
Đến nay, Thái Nguyên đã đầu tư, xây dựng phòng họp trực tuyến tại các phòng họp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; 9/9 huyện thị; 178/178 xã, phường, thị trấn. Số cuộc họp trực tuyến đã tổ chức khoảng 130 cuộc…
“Hệ thống phản ánh hiện trường” được hiển thị trên phần mềm C-ThaiNguyen; lắp đặt camera giám sát giao thông tại các điểm nút trọng yếu; camera giám sát trong các khu cách ly tập trung… Các lĩnh vực như GTVT, Thống kê, ngành thuế… đều đồng bộ triển khai hạ tầng viễn thông; cấp đăng ký nhận diện phương tiện luồng xanh trực tuyến.
Hướng tới nền kinh tế số
Về phát triển Kinh tế số, Thái Nguyên đã xây dựng Kế hoạch số 55 về thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công thuế, điện nước, học phí, phiện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Viettel và VNPT đã cài đặt và kích hoạt 200.000 khách hàng sử dụng ngân hàng số, thanh toán di động.
Sản phẩm chè Thái Nguyên lên sàn giao dịch điện tử trong chuyển đổi Kinh tế số.
Sở Nông nghiệp phối hợp với Sở Công thương, Cục QLTT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản. 76 sản phẩm OCOP Thái Nguyên đã được kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ trên Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (voso.vn); postmart.vn; hỗ trợ 180.000 tem truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QRcode cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn…
Trụ cột Xã hội số, Thái Nguyên chủ trương đưa dịch vụ hành chính công tới tay nguời dân thông qua thiết bị di động phân chia theo nhóm đối tượng sử dụng, bắt đầu từ nhóm “người lao động” trên nền tảng ứng dụng Công dân số, Bản đồ Nguồn nhân lực và ứng dụng hỗ trợ - quản lý các KCN. Dự kiến đầu quý IV sẽ đưa giải pháp nền tảng vào ứng dụng thực tế.
Các lĩnh vực khá như Y tế, Giáo dục, Văn hoá cũng đều có sự chuyển mình, với mục tiêu phục vụ người dân tốt hơn, nhanh hơn, hiện đại hơn.
Công tác hỗ trợ công dân Thái Nguyên đang ở trong các vùng dịch Thái Nguyên hoàn toàn được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ số
Người dân gửi các thông tin cá nhân lên Cổng điện tử, cán bố tiếp nhận sẽ trực tiếp xử lý, xác minh sau đó chuyển tiền hỗ trợ cho từng đối tượng đúng tiêu chuẩn theo quy định
Để thực hiện các kế hoạch chuyển đổi số, Thái Nguyên đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương thích. Toàn tỉnh có 11 doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát với 250 điểm phục vụ; 60% doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát tham gia.
Thời gian qua, Thái Nguyên đã xây dựng được 2.500 tuyến truyền dẫn cáp quang nội tỉnh dọc các trục quốc lộ chính 1B, QL3, 3C; QL 17, 37 và các tuyến đường nội tỉnh, đường liên huyện, liên xã. Trên cơ sở các tuyến cáp quang chính tổ chức thành các RING nội tỉnh. Mạng cáp quang đã được xây dựng phủ tất cả các xã nhằm đảm bảo nhu cầu các dịch vụ internet băng rộng của người dân.
Một nội dung quan trọng trong chuyển đổi số, đó là công tác an toàn, an ninh thông tin mạng. Thái Nguyên đã tổ chức đào tạo cho các Đội ứng cứu và xử lý sự cố an ninh mạng; Phòng quản trị hệ thống và an ninh mạng; Trung tâm CNTT – TT; các chuyên gia an toàn thông tin của các đơn vị viễn thông, trường ĐH trên địa bàn tỉnh.
Trong vụ thu hoạch na vừa qua, nhờ áp dụng các kênh TMĐT, trên 70 tấn na ở xã La Hiên (Võ Nhai) đã được tiêu thụ đến tay người tiêu dùng. Tương tự, đối với HTX chè La Bằng (Đại Từ), nhờ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các sàn TMĐT nên mặc dù kênh phân phối truyền thống bị sụt giảm doanh số nhưng kênh bán hàng online bắt đầu phát triển, phần nào giúp cho HTX từng bước vượt qua khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc HTX chè La Bằng cho biết: Với diện tích 30ha, trung bình mỗi ngày HTX sản xuất được 3 tạ chè búp khô. Trong thời gian dịch COVID-19, sản lượng tiêu thụ của HTX bị giảm tới 40%. Tuy nhiên, do đẩy mạnh quảng bá trên các sàn TMĐT nên hiện nay, mỗi ngày HTX có 100 đơn hàng với số lượng hơn 1,2 tạ chè búp khô bán ra thị trường. Hiện nay, khách hàng cũng bắt đầu làm quen với việc mua sắm online nên HTX rất chú trọng đến việc bao gói, bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Không chỉ riêng mặt hàng chè, na, nhiều sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thái Nguyên như: Miến, mật ong, gạo, mỳ gạo, nấm… cũng đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên các sàn TMĐT như: https://thainguyentrade.vn/, https://voso.vn/; https://v1.postmart.vn/... được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Đồng hành cùng với người nông dân, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm, trong đó ưu tiên việc phân phối thông qua sàn TMĐT.
"Sóng và máy tính cho em" kết nối người với người bền chặt hơn
Đường truyền mạng, sóng và thiết bị máy tính cho các em là sự kết nối vật lý và cơ giới phục vụ học tập, nhưng cũng là sự kết nối bền chặt hơn con người với con người.