Bệnh nhân nhập viện khoa Bệnh lây đường tiêu hóa,ịviêmmàngnãodoliêncầukhuẩnlợnsaungàyănlònglợntiếbong da ty le tv Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), trong tình trạng tiếp xúc chậm, buồn nôn, nôn nhiều, điếc hoàn toàn. Sau thời gian tích cực điều trị, đến cuối tháng 7, bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên thính lực cần thời gian lâu hơn để hồi phục.
Viêm màng não do liên cầu khuẩn lợnlà bệnh rất nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Mất thính lực là một biến chứng điển hình thường gặp, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Theo các bác sĩ, bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao kèm rét run; đau đầu, chóng mặt; buồn nôn và nôn; đau mỏi cơ... Ngoài ra, các dấu hiệu màng não: co cứng cơ (đặc biệt cứng vùng gáy), rối loạn ý thức (mê sảng, lơ mơ), kích thích, thậm chí hôn mê, run đầu chi cũng được các thầy thuốc đề cập.
Bệnh nhân có thể bị phát ban ngoài da: chấm xuất huyết, ban xuất huyết, hoại tử ngón tay và ngón chân.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Truyền nhiễm, Bệnh viện 108, chia sẻ Streptoccus suis (liên cầu lợn) có khả năng lây truyền từ lợn sang người, có thể tìm thấy ở gia súc, chó, mèo, chim,... người dân cần chú ý biện pháp phòng bệnh sau:
- Phòng chống dịch bệnh trên lợn, tiêm phòng cho lợn đúng quy trình.
- Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc.
- Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
- Không giết mổ, ăn thịt lớn bị ốm, không rõ nguồn gốc.
- Ăn chín uống sôi, không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canhlợn, nem chua trong thời gian có dịch.
- Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
- Phải bảo quản các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.