Suốt 10 năm qua,ườinămhọcnóivàhọcvẽtranhđểthoátkhỏidichứngđộtquỵkeo truc tuyen cứ thứ 6 hàng tuần, ông Lê Cao Nguyên lại được người thân bắt xe khách từ Bà Rịa - Vũng Tàu lên TP.HCM để đến lớp hội họa của Bệnh viện An Bình. Đó không phải là lớp học năng khiếu mà là nơi người bệnh đột quỵ, người bị suy giảm trí nhớ, người gặp vấn đề giao tiếp... tìm được niềm vui và động lực.
Ông Nguyên bị yếu liệt, mất đi khả năng giao tiếp và phát âm sau cơn đột quỵ. Năm 2013, ông tham gia khoá âm ngữ trị liệu rồi đăng ký lớp hội hoạ tại bệnh viện này. Thành quả và niềm vui cho nỗ lực không mệt mỏi của ông là nhiều tác phẩm được trưng bày trong triển lãm mới đây của Bệnh viện An Bình. Trong đó, có bức tranh về gia đình gồm 8 anh chị em.
“Anh tôi nhận được sự tận tình và thấu hiểu từ lớp học vẽ. Anh sống lạc quan, vui vẻ hơn, các cử động tay chân cũng linh hoạt hơn,” em gái ông Nguyên chia sẻ.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Khánh Điền, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình (TP.HCM), lớp hội họa mỹ thuật được hình thành từ 10 năm trước. Ban đầu chỉ một vài bệnh nhân sau đột quỵ đồng ý tham gia lớp học vì cử động rất khó khăn, không ai tin mình có thể cầm cọ vẽ tranh. Lâu dần, nhiều bệnh nhân tham gia và gắn bó bằng nghị lực mà người khỏe mạnh có thể khó đạt được.
“Ở đây có nhiều câu chuyện không tưởng tượng được. Ví dụ, bệnh nhân Lê Cao Nguyên, anh hầu như không vắng mặt ngày nào trừ hôm đau yếu. Mặc dù nhà anh rất xa, anh yếu liệt tay phải và chân phải, nói chuyện rất khó khăn nhưng luôn bền bỉ từ năm 2013 đến nay.
Những bức tranh đôi khi không đẹp ở giá trị nghệ thuật nhưng đẹp ở ý chí, nghị lực và điều người bệnh muốn gửi gắm. Từ lớp vẽ này, nhiều người đã hồi phục một cách ngoạn mục và tinh thần được vực dậy. Một số bệnh nhân đã khám phá được năng khiếu của bản thân", bác sĩ Điền tâm sự.
Thực tế, không chỉ lớp học hội hoạ cho người bệnh sau đột quỵ mà mô hình phục hồi chức năng nói chung vẫn chưa phổ biến ở các cơ sở y tế, dù nhu cầu rất lớn.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, gây ra tử vong và thương tật nặng nề. Tuy nhiên, cả nước chỉ có khoảng 110 trung tâm đột quỵ, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Hậu quả là nhiều bệnh nhân từ các tỉnh phải mất vài tiếng mới có thể tiếp cận được trung tâm đột quỵ gần nhất để được cấp cứu.
Di chứng sau đột quỵ được xem là bệnh lý đa tàn tật bởi có nhiều dạng khuyết tật khác nhau trong một người bệnh. Khoảng 70% bị khuyết tật về chức năng vận động, cảm giác, ngôn ngữ, nhận thức, rối loạn nuốt, rối loạn tiểu tiện, nhận thức; 75% người bệnh không trở lại làm việc; 85% ảnh hưởng chức năng chi trên. Bên cạnh đó, người bệnh sau đột quỵ cũng cần được nâng đỡ về tâm lý, đời sống tinh thần.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, sau khi cấp cứu thành công, bệnh nhân đột quỵ cần được đánh giá mức độ bệnh và xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng.
Việc tập luyện cần phù hợp thể trạng và sức khỏe của từng người bệnh, giúp họ thích nghi với những trở ngại do di chứng sau đột quỵ. Từ đó, giúp người bệnh dần quay trở lại với cuộc sống hằng ngày. Quá trình luyện tập có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm hoặc suốt đời.
Tuy nhiên, việc tiếp cận với phục hồi chức năng của người bệnh sau đột quỵ hiện còn nhiều khó khăn. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ nhân viên phục hồi chức năng tại Việt Nam chỉ ở mức 0,25/10.000 dân, thấp hơn so với mức Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo (từ 0,5-1 nhân viên/10.000 dân).
Đưa AI vào điều trị bệnh nhân đột quỵ đến viện quá 'giờ vàng'Sáng tỉnh dậy, anh Đ.V.T, 40 tuổi, đột ngột yếu nửa người phải, nói khó, được đưa vào cấp cứu ở giờ thứ 2 từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ.(责任编辑:Cúp C2)