Những chuyến đi đầu tiên lên thành phố
Vừa kết thúc kì thi vào lớp 10 được mấy hôm,ờvàolớphọctròtranhthủlênthànhphốđilàmthêfiorentina vs lazio em Nguyễn Văn Tâm (Nghệ An) đã bắt đầu theo người anh họ lên thành phố làm thêm. Chuyến đi dài không làm em mệt mỏi mà ngược lại là rất háo hức, bởi trong lời kể của anh họ thì Hà Nội là nơi ồn ào náo nhiệt, nhiều nhà cao tầng, nhiều khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên, sau 3 tuần ở thành phố, nỗi nhớ không ngừng dâng lên trong đứa trẻ tuổi 15 lần đầu tiên xa nhà.
Mỗi ngày, em làm việc từ 6h sáng đến 7h30 tối. Công việc em đảm nhận ở đây là bóc hành, tỏi, nhặt rau… Thỉnh thoảng khi khách đông, em cũng phụ giúp bưng bê, dọn bàn. Mức lương 3,5 triệu đồng/tháng được bao ăn và ngủ đối với Tâm là khoản thu nhập khá lớn.
Tâm cho biết “Sau khi thi lên cấp 3 xong, em thấy ở nhà mãi cũng chán nên muốn tìm việc gì đó để làm cho khuây khỏa. Tình cờ được anh họ rủ lên thành phố đi làm, mà công việc khá nhẹ nhàng nên em cũng đã ở đây được mấy tuần rồi”.
Mặc dù đã từng đi làm thêm mỗi dịp hè, nhưng những lần trước đều làm việc ở chỗ gần nhà, sáng đi tối về, nhưng đây là lần đầu tiên Tâm đi xa nhà đến thế và lâu đến thế. "Em đã biết đến cảm giác nhớ nhà, nhớ bố mẹ với mấy đứa em. Sau khi làm xong việc cũng đã 8 giờ tối, vừa ăn vừa gọi điện về hỏi thăm nhà mà chảy nước mắt, nhưng em vẫn cố cười để bố mẹ không phải lo lắng” - Tâm bộc bạch thêm.
Không ít học sinh vừa thi vào lớp 10 khác cũng tìm việc làm thêm trong thời gian chờ nhập học như Tâm. Đặc biệt, học sinh ở vùng quê thường chọn việc trên thành phố với mong muốn vừa kiếm thêm tiền mua sách vở, quần áo cho năm học sắp tới vừa được trải nghiệm những điều mới mẻ ở vùng đất mới.
Được người thân dẫn lên Hà Nội phụ bán quần áo, N.T.H.M (Nam Định) chia sẻ “Ban đầu em khá ngại khi tiếp xúc với nhiều người lạ. Hơn nữa, vì chưa có kinh nghiệm nên em rất lúng túng trong việc chọn đồ, trả lại tiền thừa cho khách. Sau một tuần thì em thấy tự tin giao tiếp hơn, tính toán cũng nhanh hơn”...
Mặt trái của việc làm thêm hè
Có em đã từng khao khát được lên thành phố, dù biết cuộc sống làm thêm rất vất vả nhưng vẫn cảm thấy háo hức với môi trường mới, và quan trọng là được đến một thành phố rộng lớn "làng ta" rất nhiều. Với những đứa trẻ ham chơi và thích bay nhảy thì đó là cả một chân trời thú vị. Với những đứa trẻ mong muốn có tiền để tiếp tục đi học thì đây là mảnh đất kiếm được nhiều hơn so với những vùng quê.
Nắm được nhu cầu làm thêm trong dịp hè của học sinh sinh viên, nhiều trung tâm dịch vụ môi giới, thông tin tuyển dụng mọc lên như nấm. Những việc làm thêm có thể như thêu tranh, làm đồ mỹ nghệ, gia sư, bưng bê, bán hàng… Do mùa hè là thời điểm khách du lịch đông nhất nên số lượng công việc tăng lên, rất nhiều chủ nhà hàng, nhà xưởng vẫn thuê các em học sinh dưới 18 tuổi làm việc.
Thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục |
Tuy nhiên, tình trạng học sinh đi làm thêm nhưng bị chủ lợi dụng bắt làm thêm giờ và không trả lương không hiếm gặp. Nhiều em rơi vào hoàn cảnh này đều "ngậm bồ hòn làm ngọt" bởi hầu hết chỉ là thoả thuận "miệng". Nếu có hợp đồng, các học sinh này đều bị chủ giở chiêu trò giữ chứng minh thư nhân dân, giấy tờ tùy thân để làm cam kết trả lương. Nhiều trường hợp xin nghỉ làm chủ còn bắt chuộc lại hoặc đôi co, gây khó dễ.
Như trường hợp em Đặng Thị Hạnh (Hà Tĩnh). Hạnh cho biết lịch làm việc của em dày đặc, từ 5h30 sáng đến 11h30 tối, chưa kể thứ bảy và chủ nhật vẫn phải làm luôn tay luôn chân. Có thể thêm tiền tăng ca, nhưng đổi lại, em không có thời gian để nghỉ ngơi hoặc đi chơi nhiều nơi như mong muốn.
“Nhiều lúc em muốn bỏ về quê vì nhớ nhà, vì áp lực công việc, nhưng nghĩ lại bố mẹ còn khó khăn, gần hai tháng làm việc ở đây có thể đủ cho em đóng tiền học một năm nên phải cố gắng” - Hạnh tâm sự.
Hay như H.M, cô nàng bán quần áo nói ở trên, bên cạnh những kinh nghiệm bán hàng mà H.M tiếp thu được, nhiều khi không may còn gặp phải những vị khách khó tính, gây khó khăn. “Có khách thấy mình trẻ con nên làm khó, thậm chí là quát mắng, nhưng may mắn có chị làm cùng “gánh đỡ” cho một phần nên cũng yên tâm. Em nghĩ công việc gì cũng thế, phải biết chịu đựng và chấp nhận khó khăn thì mới mong làm tốt” - H.M tiếp tục chia sẻ.
Môi trường làm thêm thường phức tạp dễ bị cám dỗ hoặc bị quấy rối. Do kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm làm việc của các em còn ít, hơn nữa tâm lý, lập trường không vững vàng nên dễ bị lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian để làm việc có thể dẫn tới trạng thái căng thẳng, chán nản và kiệt sức ở các em học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên đang có nhiều thay đổi về thể trạng cũng như tâm lý.
Cả các em học sinh và phụ huynh nên nhớ rằng mục đích chính của việc làm thêm trong dịp hè là để tạo cơ hội tiếp xúc công việc và mọi người trong xã hội, là điều kiện để hình thành kỹ năng sống. Tiền lương cũng là một điều cần quan tâm khi quyết định đi làm, nhưng đừng nên đặt lên hàng đầu mà tự tạo áp lực cho mình.
Việc xa quê để làm thêm có thể là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng cần cân nhắc thật kỹ về điều kiện sức khỏe và tâm lý của bản thân. Thay vì chỉ dành thời gian cho việc đi làm thêm, học sinh chuyển cấp nên dành thời gian để tìm hiểu về bạn bè, ngôi trường mới mà mình sẽ theo học, trang bị đầy đủ những kiến thức, dụng cụ học tập cần thiết cho năm học mới.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định: Thời giờ làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần và được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nếu đảm bảo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP. Cụ thể, tăng ca không quá 4 giờ/ngày. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ/ngày và 20 giờ/tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. |
Thương Nguyễn
Ravi Rao, một bác sĩ nhi khoa cho rằng, cha mẹ nên dạy cho con về cảm xúc nhiều như cách dạy chúng về màu sắc và con số. Thấu hiểu cảm xúc của người khác sẽ giúp những đứa trẻ có cái nhìn đồng cảm hơn.