Ở thị trường Châu Á,ămnămcủaGvàHuaweiởthịtrườngviễnthôngchâuÁdu doan bong da hôm nay Hàn Quốc được xem là quốc gia đầu tiên triển khai các dịch vụ 5G quy mô thương mại vào tháng 4/2019 với việc cả 3 nhà khai thác di động hàng đầu là KT, SK Telecom và LG UPlus đều triển khai mạng thương mại 5G của mình. Họ đã đạt được 2 triệu thuê bao trong 4 tháng đầu ra mắt và dự kiến sẽ đạt 5 triệu thuê bao vào cuối năm nay.
Việc triển khai 5G của Hàn Quốc đã được ngành công nghiệp xem xét kỹ lưỡng. Cùng với việc gặp phải các vấn đề về hiệu suất mạng trong giai đoạn đầu triển khai, các nhà khai thác cũng đã vật lộn với các vấn đề về độ trễ khi các thiết bị chuyển từ LTE sang 5G. Tuy nhiên bên cạnh các khó khăn gặp phải, các nhà khai thác đã có thể cung cấp các thiết bị di động có sẵn cho khách hàng ngay từ ngày đầu tiên và phạm vi phủ sóng liên tục được mở rộng.
Năm 2019, năm của 5G và Huawei ở thị trường viễn thông châu Á |
Công ty dẫn đầu thị trường SK Telecom đã ghi nhận mức tăng 5G còn nhỏ, chủ yếu là do mức tăng tiêu thụ dữ liệu . Các dịch vụ mới như chơi game trên đám mây và thực tế ảo tăng cường (AR) đang tạo ra sự thu hút, nhưng về phương diện nào đó nó tạo ra nguồn thu quan trọng.
Cuộc đua 5G tiếp tục gay cấn khi Trung Quốc bất ngờ cấp giấy phép cho mạng 5G vào tháng 6/2019 tức là trước 6 tháng so với kế hoạch đề ra, rất có thể là do gia tăng căng thẳng về công nghệ với Hoa Kỳ.
Cũng tương tự như tại Hàn Quốc, 3 nhà mạng lớn của Trung Quốc bao gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom đã triển khai đồng loạt mạng 5G vào ngày 1/11/2019. Với 90.000 trạm gốc 5G đã được triển khai, ba công ty viễn thông lớn đã đưa ra mức giá hàng tháng thấp nhất là 128 nhân dân tệ (18,30 đô la) mang lại giá trị tốt hơn 4G.
Ở những nơi khác trong khu vực, Úc và New Zealand đã ra mắt dịch vụ 5G giới hạn và Công ty Viễn thông Toàn cầu của Philippines đã bắt đầu dịch vụ băng rộng gia đình dựa trên 5G, nhưng hầu hết các quốc gia vẫn đang ở giai đoạn cấp phép. Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan dự kiến sẽ ra mắt dịch vụ 5G vào giữa năm 2020.
Đối với Công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Huawei thì năm 2019 đã đánh dấu một năm nhiều biến động, với việc Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu của các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ vì bị tình nghi vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran. Tuy nhiên, 12 tháng sau, bà đã được cho tại ngoại.
Vào giữa tháng 5/2019, Huawei lại tiếp tục bị một đòn đánh thứ hai, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ bổ sung Huawei vào danh sách thực thể xuất khẩu, cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp cho Trung Quốc.
Tuy nhiên sau đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đưa ra một loạt các điều khoản hoãn thi hành, chính điều đó đã giúp cho Huawei vượt qua cơn bão.
Hồ sơ tài chính mới nhất của Huawei cho thấy doanh thu tăng 24% lên tới 10,8 tỷ nhân dân tệ (86,0 tỷ USD) và một mức tăng nhỏ trong biên lợi nhuận trong ba quý đầu năm.
Nhà cung cấp Huawei đã tiến hành cuộc phản công hợp pháp với hai vụ kiện chống lại chính phủ Hoa Kỳ - một là về lệnh cấm của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và hai là loại trừ khỏi chương trình trợ cấp của FCC cho các nhà cung cấp dịch vụ nông thôn.
Năm 2019 cũng đánh dấu sự thành công của Huawei ở các thị trường Châu Âu khi ký kết và triển khai một số mạng 5G ở Anh, Đức, Ý và các nước khác.
Vào tháng 9 vừa qua, Giám đốc điều hành của tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi đề nghị cấp phép công nghệ 5G của Huawei cho một công ty Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay không có nhà cung cấp nào của Hoa Kỳ chấp nhận lời đề nghị đó.
Những nơi khác ở châu Á năm 2019:
Đối thủ của Huawei là ZTE đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ năm 2018, đã có dấu hiệu phục hồi nhờ vào các hợp đồng 5G tại Trung Quốc, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả so với ba năm trước.
Vụ sáp nhập trị giá 13 tỷ USD theo kế hoạch giữa nhà khai thác Telenor của Na Uy và nhà khai thác Axiata của Malaysia – là thương vụ sát nhập lớn nhất châu Á trong nhiều năm qua đã sụp đổ sau nhiều tháng đàm phán. Nếu thương vụ sát nhập này thành công nó sẽ là một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới với 300 triệu thuê bao hoạt động ở 9 quốc gia trên thế giới.
SK Telecom và nhà cung cấp nền tảng và nhắn tin địa phương Kakao đã chấm dứt mối thù với việc hoán đổi cổ phiếu trị giá 260 triệu đô la và công bố kế hoạch hợp tác phát triển 5G.
Công ty viễn thông mới nhất của Nhật Bản, một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử Rakuten, đã bỏ lỡ kế hoạch ra mắt mạng 4G có nguồn gốc từ đám mây đầy tham vọng của họ.
China Telecom đã giành được giấy phép di động ở Philippines đây là giấy phép đầu tiên họ đạt được ở nước ngoài, trong khi đối thủ của họ là China Mobile buộc phải tạm dừng kế hoạch cho một trung tâm dữ liệu lớn ở thung lũng Silicon .
Phan Văn Hòa (theo Lightreading)
Huawei có thể sẽ tung ra thị trường số lượng smartphone 5G "khủng" vào năm sau, tạo ra thách thức lớn với các đối thủ Samsung và Apple.