Một số điện thoại Samsung đời cũ bị phồng pin, bung nắp lưng_tỉ số bồ đào nha

Thể thao2025-01-11 00:32:1414

Hiện tượng này đã xuất hiện trên nhiều dòng smartphone cũ của Samsung,ộtsốđiệnthoạiSamsungđờicũbịphồngpinbungnắplưtỉ số bồ đào nha trong đó có cả S20 FE vừa ra mắt năm 2022. Ảnh: Mrwhosetheboss.

Arun Maini, chủ nhân kênh YouTube Mrwhosetheboss, đã phát hiện một hiện tượng bất thường xuất hiện trên smartphone của Samsung. Cụ thể, trong bộ sưu tập hơn 600 mẫu điện thoại Samsung của ông, chiếc Galaxy Note 8 đã bị phồng pin và làm bung nắp mặt lưng điện thoại.

Nhiều smartphone cũng gặp tình trạng tương tự

Lúc đầu, ông không để ý nhiều đến hiện tượng này và đổi trả thiết bị lỗi với hãng. Nhưng điều kỳ lạ là sau đó, viên pin trên chiếc Galaxy S6 và S10 của YouTuber này cũng gặp tình trạng tương tự. Smartphone các hãng khác trong nhà của Maini đều hoạt động bình thường, không bị sự cố này.

Theo The Verge, Maini không phải là người duy nhất bị hiện tượng phồng pin. Nhiều chuyên gia trong mảng công nghệ khác cũng nhận thấy tình trạng này trên điện thoại Samsung của họ. “Chuyện này rất kỳ quái. Mỗi lần tôi kiểm tra một chiếc điện thoại bất kỳ thì lại phát hiện nó bị hỏng y hệt nhau”, ông chia sẻ.

Một YouTuber khác có tên Matt Ansini cũng nói rằng sau 3 năm sử dụng các smartphone Android của ông cũng bị phồng pin từng chiếc một dù được cất kỹ lưỡng trong các tủ chứa đồ.

Chia sẻ với Maini, Marques Brownlee, chủ nhân kênh MKBHD, cho biết 2 chiếc smartphone đời cũ của anh cũng lần lượt gặp lỗi tương tự. Nhưng điều kỳ lạ là chúng đều đến từ Samsung, không có thiết bị từ các hãng khác.

Vấn đề lại càng nghiêm trọng hơn khi Maini đã kiểm tra tủ cất điện thoại của mình thêm một lần nữa. Ông đã phát hiện lại có thêm 3 thiết bị khác trên kệ bị phồng pin. Thậm chí, chiếc Galaxy Z Fold 2 ra mắt năm 2020 cũng bị bung nắp lưng vì hỏng pin.

Nguy cơ phồng pin trên các smartphone cũ

Theo The Verge, đây không phải là lần đầu tiên Samsung gặp vấn đề về pin. Chiếc Galaxy Note 7 từng gặp sự cố nổ pin nghiêm trọng, buộc hãng công nghệ phải thu lại máy dù chỉ mới ra mắt.

Theo các chuyên gia, những viên pin quá cũ trên các thiết bị này có thể là nguyên nhân gây phồng.

Maini cho biết hơn 600 smartphone Samsung ông sở hữu đều có tuổi đời hơn 8 năm và sự cố phồng pin đã xảy ra với một vài thiết bị trong bộ sưu tập của ông. Điều đáng quan ngại hơn cả là rất có thể hiện tượng này có thể sẽ xảy ra với người dùng bình thường, gây nguy hiểm đến họ.

Smartphone Samsung cu phong pin anh 1

Chiếc Galaxy Note 8 đã bị bật nắp lưng vì pin phồng lớn. Ảnh: Mrwhosetheboss.

Theo The Verge, dù bảo quản ở bất kỳ điều kiện môi trường nào, các smartphone Samsung vẫn có nguy cơ bị phồng pin. Maini cho biết ông xếp gọn toàn bộ smartphone của mình trong kệ đựng và luôn trong trạng thái đứng thẳng.

Phòng chứa điện thoại cũng luôn ở nhiệt độ thường, khoảng 22 độ C. “Có nhiều người cất điện thoại ở kho lạnh cũng gặp trường hợp như tôi nên tôi không cho rằng lỗi phồng pin liên quan đến nhiệt độ môi trường”, YouTuber cho biết.

Do đó, rất có thể lý do gây hỏng pin điện thoại là vì chúng đã lâu không được sử dụng. Nói với The Verge, Maini cho biết sau khi đã vọc vạch smartphone cho các video của mình xong, ông sẽ cất nó vào tủ và để nó tự tụt pin dần. Đây cũng là cách người dùng bình thường cất điện thoại mỗi khi không dùng nữa.

Không nên sạc khi pin đã hỏng

Theo Arthur Shi, cây bút mảng công nghệ kỳ cựu tại iFixit, hiện tượng phồng pin xảy ra khi các chất điện phân bên trong bị phân hủy và giải phóng khí. “Với loại pin Li-ion, nếu người dùng không sạc điện thoại trong một thời gian dài, chúng sẽ bị cạn kiệt nguồn điện và gây hỏng pin”, chuyên gia nói.

Thử so sánh smartphone Samsung và Apple, Arthur Shi nhận ra pin iPhone sẽ khó bị phồng hơn vì chúng có dung lượng nhỏ. Theo ông, dung lượng pin ảnh hưởng rất lớn đến những hiện tượng hư hỏng pin như phồng hay nổ.

Bên cạnh đó, viên pin bị phồng cũng có thể là do sai sót trong quá trình sản xuất, theo giáo sư Kelsey Hatzell tại Đại học University. “Nếu sử dụng vật liệu kim loại ở gần viên pin và gặp phản ứng với chất liệu nó trong quá trình gia công, viên pin sẽ dễ bị hỏng hơn bình thường”, bà cho biết.

Smartphone Samsung cu phong pin anh 2

Nguyên nhân có thể do chất điện giải bên trong pin bị phân hủy sau thời gian dài không sử dụng. Ảnh: Reuters.

Phản hồi về sự cố nguy hiểm này, Samsung cho biết đã nhận được thông tin và đang thực hiện quy trình đánh giá công nghệ để tìm ra nguyên nhân vấn đề. “Khách hàng nên liên hệ đến dịch vụ chăm sóc của Samsung nếu có bất kỳ khúc mắc nào”, đại diện hãng nói với The Verge.

Bên cạnh đó, nếu điện thoại bị phồng pin, người dùng không nên quá lo lắng. “Trên thực tế, hiện tượng này không nguy hiểm”, Arthur Shi của iFixitnói. Thông thường, mỗi lần sạc, pin đều sẽ phồng lên một chút nên các hãng công nghệ đã bổ sung một khoảng pin dự phòng nhất định để không quá tải.

Nhưng chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng không nên sạc lại những viên pin đã bị phồng. “Một khi sạc, chất điện giải bên trong sẽ bị phân hủy và càng phồng to hơn”, ông nói. Khi đó, nhiệt lượng tạo ra có thể sẽ gây cháy nổ.

(Theo Zing)

本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/939b498745.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Choáng váng khi bóc tách chi phí nuôi dạy con trẻ ở Trung Quốc

Phương Mỹ Chi và nỗi buồn ngày cuối năm

Fast and furious: Hậu trường cảnh cháy nổ

Các mẹo hay để cơ thể thơm mát cả ngày

Lần đầu tiên số vụ quấy rối nơi công sở ở Hàn Quốc giảm

Miền Tây vào vụ hoa Tết

Lặng người vì 2 bí mật khi 'bạn trai đi thuê' hào phóng vung tiền

Hội đồng giám khảo danh tiếng quốc tế tại Vietnam AI Contest 2024

友情链接