So với thị trường bất động sản phía Nam,ôigiớibấtđộngsảndicưtheolànsóngđầutưxem kết quả anh thị trường bất động sản miền Bắc trầm lặng hơn. Khu vực phía Bắc ít có những đợt sóng kích thích thị trường khiến giới đầu tư nơi đây thường “Nam tiến” tìm cơ hội sinh lời. Thống kê của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy nhà đầu tư phía Bắc chiếm đến 70-80% các dự án nghỉ dưỡng, đất nền ven biển phía Nam.
Tỉ lệ người Hà Nội quan tâm tới bất động sản TP.HCM là 18%, trong khi chỉ có khoảng 4% người TP.HCM quan tâm đến bất động sản Hà Nội. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, không chỉ các nhà đầu tư “Nam tiến” mà rất nhiều môi giới phía Bắc cũng theo làn sóng này, di cư vào phía Nam nhằm tìm kiếm cơ hội mưu sinh tốt hơn.
Anh Đặng Minh Hiếu, một môi giới kì cựu phân khúc đất thổ cư, đất nền ven biển ở Nha Trang (Khánh Hòa) vốn là người Nam Định. Anh bắt đầu công việc môi giới bất động sản với tư cách là một cộng tác viên từ thời sinh viên khi còn ở Hà Nội. Sau khi ra trường, anh đầu quân về một sàn giao dịch tại Cầu Giấy chuyên phân phối chung cư. Trong số những khách hàng của anh khi đó, có một nhà đầu tư chuyên đổ tiền vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Nẵng.
Sau giai đoạn khủng hoảng, từ 2013 thị trường bắt đầu phục hồi, đến những năm 2014-2015, bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ, đất thổ cư, đất nền ven biển tại những tỉnh này cũng nổi sóng theo. Anh Hiếu và nhóm bạn liên tiếp thắng đậm. Nhà đầu tư này bắt đầu nhận ra tiềm năng lớn của bất động sản nghỉ dưỡng phía Nam. Về lâu dài, đây là mảnh đất màu mỡ cho cả đầu tư và môi giới bất động sản. Chính bởi vậy, cuối năm 2014, anh Hiếu đã quyết định vào Khánh Hòa lập nghiệp.
Giai đoạn thị trường sôi động, công việc của anh Hiếu tại Nha Trang khá thuận lợi. Anh không phủ nhận do xuất thân là người miền Bắc và có mối quan hệ, tập khách hàng từ thời còn làm ở Hà Nội nên anh có những lợi thế nhất định khi tiếp cận các nhà đầu tư phía Bắc.
“Nam tiến” là lựa chọn của nhiều môi giới phía Bắc với hy vọng đổi đời.
Con đường chị Nguyễn Thanh Nga, người Bắc Giang vào làm môi giới tại Phú Quốc lại khác. Khoảng 3 năm trước, công ty chị Nga – 1 sàn giao dịch tại Hà Nội phân phối một dự án nghỉ dưỡng ở Phú Quốc nên chị vào đây khảo sát dự án và bán hàng. Khi Phú Quốc sốt với thông tin lên đặc khu, chị Nga nghỉ việc ở công ty, chuyển sang môi giới đất trong dân. Thị trường lặng sóng, chị vẫn quyết định bám trụ tại Phú Quốc vì tin rằng Phú Quốc đang sở hữu nhiều nền tảng để bật lên mạnh mẽ trong tương lai. Chị cũng tranh thủ môi giới đất nền Quy Nhơn (Bình Định), Cam Ranh (Khánh Hòa) để đa dạng sản phẩm. “Tôi không có ý định quay ra Hà Nội, một năm tôi làm môi giới trong này bằng 2 năm tôi bán chung cư Hà Nội”, chị Nga cho biết.
Một khảo sát của PV cho thấy nếu giới đầu tư phía Bắc chiếm đến 70-80% tại các dự án nghỉ dưỡng, đất nền ven biển khu vực phía Nam thì tỉ lệ môi giới miền Bắc tại nhiều sàn khu vực phía trong cũng dao động từ 20-40%. Cá biệt, trong những cơn sốt đất của thị trường phía Nam, có những văn phòng nhà đất mở lên toàn môi giới phía Bắc.
Anh N.T.Cường, giám đốc kinh doanh 1 sàn giao dịch ở Hà Đông cho biết những năm gần đây, làn sóng môi giới “di cư” vào các tỉnh miền trong làm việc ngày càng đông đảo bởi tính cởi mở cũng như tỉ suất sinh lời lớn hơn của thị trường so với ngoài Bắc. Cơ hội gia tăng thu nhập của môi giới vì thế cũng cao hơn.
Anh Cường cũng cho biết rất nhiều môi giới khi đổ vào các thị trường phía trong còn tham gia vào thị trường với vai trò nhà đầu tư, đặc biệt là những vùng mà giá đất từng một thời nhảy mua theo những cơn sốt ảo như Phú Quốc, đất nền khu Đông TP.HCM…
Thế nhưng, cuộc dịch chuyển này không phải ai cũng thành công. Thừa nhận cơ hội tại các thị trường phía Nam có thể rộng mở hơn nhưng theo anh Cường, tố chất, sự nỗ lực, chăm chỉ trong việc trau dồi kiến thức, kĩ năng mới đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong công việc của môi giới bất động sản.
Theo Bất động sản
Nhà đầu tư đất nền mất ăn mất ngủ vì môi giới đổi chiêu bán dự án "ma"
- Không còn sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, môi giới các dự án “ma” bắt đầu chuyển qua tổng tấn công khách hàng bằng tin nhắn, gọi điện thoại liên tục…