- Những câu chuyện qua ảnh của học sinh dân tộc thiểu số ở 3 tỉnh Đắk Nông,ữngbứcảnhkhiếnPhóchủtịchLàoCaixúcđộkèo châu á hôm nay Ninh Thuận và Lao Cai đã để lại nhiều cảm xúc, sự ngỡ ngàng về tính chân thực cho người nghe và xem sáng 30/5 tại Hà Nội.
15 "nhiếp ảnh gia" tiêu biểu đã có mặt tại buổi hội thảo từ sớm để được "kể cho các bạn nghe" về câu chuyện vùng cao còn nhiều khó khăn nhưng đầy sức sống. Các em không chút rụt rè khi được ngồi cùng với các vị lãnh đạo lần đầu gặp, các vị quan khách ở Hà Nội cách xa Ninh Thuận, Đắk Nông, Lào Cai cả ngày đường di chuyển.
Hơn thế, các em tự làm MC, tự giới thiệu các câu chuyện mình tự chụp, tự kể và nhận được phiếu bầu chọn cao để có mặt ở triển lãm ảnh hôm nay. Lần lượt 6 học sinh đại diện cho hàng trăm học sinh được nói lên suy nghĩ của mình - các em tự tin kể...
Câu chuyện "nhiếp ảnh gia" Giàng Thị Chư, dân tộc H'Mông (học sinh Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Mản Thẩn, Huyện Simacai, tỉnh Lào Cai) đã khiến phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Hà Thị Nga không chỉ xúc động mà còn "cười ra nước mắt".
Bức ảnh của Giàng Thị Chư, dân tộc H'Mông (học sinh Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Mản Thẩn,Huyện Simacai, tỉnh Lào Cai) |
Nhìn vào tác phẩm tự chụp - Giàng Thị Chư kể: "Em chụp các bạn đang bắt chấy trên đầu bạn Giàng Thị Dúng. Các bạn học xong lên trên đồi núi đá chơi và bắt chấy cho nhau...
Cả 3 bạn ấy đều có chấy. Con trai tóc ngắn thì có ít chấy hơn con gái, vì con gái tóc dài khó bắt được hết. Em mong muốn các bạn hãy giữ vệ sinh tốt để khỏi lây chấy".
Nhiều người có mặt tại hội thảo đều ồ lên về tính chân thực của câu chuyện. Đại diện Ủy ban Dân tộc thì ngỡ ngàng vì thời nay nghe đến chấy là điều rất xa lạ... Còn phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai Hà Thị Nga cho rằng: đây là câu chuyện cười ra nước mắt thưa quý vị. Bởi vấn đề khó khăn nhất ở vùng cao hiện nay không phải là đi lại mà chính là vấn đề vệ sinh môi trường.
"Qua những bức ảnh các em tự chụp tôi rất tự hào về học sinh Simacai" - bà Nga nói. Qua đây ngành giáo dục cần có đổi mới ngoài phương pháp cần trang bị cho học sinh những kỹ năng giúp các em tự tin hơn...
Tuy nhiên, điều mà Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (isee) và Oxfam đã gieo cho các em sự tự tin, được nói lên suy nghĩ thật của mình được ngành giáo dục 3 tỉnh ghi nhận.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bắc Ái (Ninh Thuận) Trần Thị Vân tỏ vẻ tự hào vì trò vùng dân tộc thiểu số vốn được coi là nhút nhát đã tự tin hơn. Sau triển lãm sẽ có quán triệt tới giáo viên trên địa bàn thay đổi phương pháp giảng dạy, hướng đến học đi đôi với hành.
120 câu chuyện qua ảnh hay nhất, đẹp nhất được 49 "nhiếp ảnh gia" là những học sinh H'Mông, M'Nông, Raglai và dân tộc Chăm được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học từ 30/5 đến 8/6. Mỗi bức ảnh là câu chuyện ngắn, chân thực và đầy cảm xúc về trường học, cộng đồng, gia đình.