Tôi không bao giờ đi chơi vào các ngày lễ lớn trong năm. Nếu muốn thì tôi sẽ đi trước hoặc sau các dịp lễ đó. Riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đối với tôi rất thiêng liêng nên luôn tâm niệm phải về quê,Đikmmất tiếngđểvềquêănTếkeo nha cai 5.net chỉ đơn giản là muốn sum vầy cùng người thân của mình. Và tôi biết mẹ tôi ở quê nhà cũng rất mong điều đó. Không chỉ riêng gia đình tôi mà hàng triệu người Việt khác chắc hẳn cũng mong ngóng được trở về đoàn tụ với gia đình sau một năm xa cách, thế nên chuyện có thể bị "hành xác" khi về quê ăn Tết cũng là điều dễ hiểu, nếu không muốn nói là đương nhiên.
Trước đây, cảnh chen chúc nhau trên xe khách khá phổ biến. Người ta thường phải ngồi xuống cả lối đi, phải co cụm đầu gối lại mới có chỗ trên xe. Nhưng bây giờ, các phương tiện di chuyển đã phong phú, đa dạng hơn nhiều, đặc biệt là có máy bay, nên người dân về quê khỏe hơn nhiều. Tất nhiên, việc phải chờ đợi để làm thủ tục, rồi chuyến bay bị delay vì sân bay quá tải... cũng là điều khó tránh. Nếu ai có điều kiện hơn nữa thì có thể bay hạng thương gia, được check-in nhanh hơn, được ngồi phòng chờ thoải mái hơn, được đưa ra máy bay bằng xe buýt riêng...
Còn với những người có ôtô riêng như tôi, dù có thể chủ động lịch trình di chuyển, nhưng chắc chắn cũng không thoát khỏi cảnh kẹt xe ở cửa ngõ, hay khi xảy ra tai nạn trên cao tốc, hoặc chấp nhận nhích từng chút một trên các quốc lộ. Đôi khi tôi phải mất 18 tiếng cho quãng đường hơn 600 km (gấp rưỡi ngày bình thường). Cảm giác mệt mỏi là điều khó tránh khỏi, nhưng điều quan trọng nhất đó là cuối cùng tôi cũng đã về tới nhà, đoàn tụ bên người thân, đó sẽ là điều xứng đáng để đánh đổi.
>> Chấp nhận 'hành xác' để về quê ăn Tết
Nói thêm, 10 năm trước tôi cũng làm ăn thất bại, cũng không có tiền, phải đi phụ bán hàng ở hội chợ cho một người anh để kiếm vỏn vẹn một triệu đồng, mượn thêm người anh khác 500.000 đồng, vừa đủ để bắt xe khách về miền Trung quê nhà. Tới nơi, trong túi tôi còn đúng 250.000 đồng. Thế nhưng, tôi vẫn ăn Tết bình thường, vẫn hạnh phúc bên những người thân yêu.
Kể cả giờ đây đã có điều kiện rồi, nhưng bản thân tôi vẫn giữ thói quen tiêu xài Tết không quá ba triệu đồng. Năm nào làm ăn thuận lợi, tôi lì xì mẹ vài chục triệu; năm nào khó khăn tôi mừng ít lại (5-10 triệu đồng); nếu không có nữa thì tôi về ăn trực mẹ mấy ngày Tết, cũng chẳng sao cả. Quan trọng là tôi vẫn có Tết và không có gì phải sĩ diện với ai.
Dù vất vả, mệt mỏi thế nào thì chỉ sau một ngày nghỉ ngơi, hôm nay cảm giác vừa ngắm mai nở, tuy nở muộn nhưng nó mang lại không khí Tết, vẫn là điều mà một người đã 36 tuổi như tôi vẫn còn háo hức. Về quê ăn Tết chỉ có một mục đích duy nhất đó là sum vầy, đoàn viên cùng gia đình, ăn những bữa cơm với mẹ khi bà đã 71 tuổi, mắt đã mờ dần, tai cũng kém đi. Vì thế, tôi vẫn sẽ hy vọng và vẫn háo hức để được về với mẹ mỗi dịp Tết đến.
Khi mà lượng người di chuyển đột biến ngày Tết thì đường không hay đường bộ, ở bất cứ quốc gia nào cũng sẽ quá tải vậy thôi. Bản thân muốn về thì sao cứ phải trách đời, trách người, phải không?
>> Chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bạn tại đây.Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
相关文章:
相关推荐:
1.2892s , 6602.4375 kb
Copyright © 2025 Powered by Đi 600 km mất 18 tiếng để về quê ăn Tết_keo nha cai 5.net,Fabet