Ngoài việc đảm bảo số lượng tham số định danh thực cho mỗi thiết bị thì tính ưu việt trong liên kết các chuẩn kết nối,ữvaitròquantrọngquátrìnhpháttriểkeu nha cai khả năng tự động cấu hình, khả năng tích hợp với các ứng dụng thông minh là lý do khiến IPv6 đóng vai trò quan trọng trong CMCN 4.0, đặc biệt là trong quá trình phát triển IoT.
Hiện tại, thế giới đã có hơn 4 tỷ người sử dụng Internet, chiếm khoảng 53% dân số thế giới. Sự tích hợp Internet và viễn thông, sự bùng nổ thông tin di động và sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ mới như Internet of Things (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 khiến số lượng các thiết bị kết nối Internet ngày càng cao.
Theo số liệu từ báo cáo của Cisco về thế giới số, ước tính đến năm 2020 trên toàn cầu sẽ có hơn 26 tỉ thiết bị kết nối vào Internet; 66% lưu lượng IP toàn cầu là từ công nghệ không dây (thống kê năm 2015 tỷ lệ này là 48 %); và trung bình một người sử dụng Internet tạo ra 44,1 Gbyte dữ liệu trong 1 tháng (năm 2015 là 18,9 Gbyte). Trong bối cảnh Internet đang có những thay đổi mạnh mẽ, các chuyên gia cho rằng, chỉ có IPv6 với không gian địa chỉ khổng lồ mới có thể giúp tiếp nối hoạt động Internet. Bởi lẽ, phải 100.000 tỷ thiết bị mới chỉ tiêu thụ 5% lượng không gian địa chỉ IPv6.
Các chuyên gia cũng cho hay, ngoài việc đảm bảo số lượng tham số định danh thực cho mỗi thiết bị thì tính ưu việt trong liên kết các chuẩn kết nối, khả năng tự động cấu hình, khả năng tích hợp với các ứng dụng thông minh là lý do khiến IPv6 đóng vai trò quan trọng trong CMCN 4.0, đặc biệt là trong quá trình phát triển IoT. “Với thiết kế định tuyến đơn giản nhưng không bị giới hạn truy cập, khu vực, IPv6 vừa đảm bảo kết nối từ xa và tốc độ cao cho việc phát triển các thành phố thông minh trong tương lai, vừa tiết kiệm chi phí vận hành cho các các doanh nghiệp, nhà quản lý”, một chuyên gia Internet nhấn mạnh.